Bài làm cuối năm
Là năm chót của bằng Cử nhân, mỗi sinh viên, ngoài kỳ thi cuối năm, phải chọn một đề tài cho bài làm cuối năm và đề tài đó phải được Thầy chấp nhận. Đề tài của tôi chọn là : « Giới thiệu về Báo Ngày Mới ».
Do đó, để tìm kiếm tài liệu, tôi phải vào Thư viện Quốc gia ( còn gọi là Thư viện Mittérand). Dĩ nhiên, muốn tìm kiếm tài liệu ở một thư viện nào đó thì trước tiên mình phải có thẻ. Đầu niên học với thẻ sinh viên, tôi đã bắt đầu làm thẻ và với thẻ sinh viên, mình được trả phân nửa giá tiền. Với thẻ nầy, mình được vào đọc sách tại chỗ mà tôi không mượn được sách như những thư viện khác vì vậy mà tôi ít đến đây.
Khi cần vào đây để tìm đọc những số báo Ngày Mới từ lúc mới xuất bản cho đến nay. Tôi có thói quen hay vào thư viện bằng cửa Est thay vì vào cửa Ouest cho gần nơi tìm tài liệu.
Thư viện có hai cửa vào : cửa Ouest và cửa Est.
Nếu từ cửa Ouest thì các phòng được xếp theo chữ cái.
Phía trái của cửa Ouest bắt đầu bằng chữ theo thứ tự : K, L, M, N, O.
Phía mặt, ta thấy hàng chữ : W, V, U, T, S, R.
Chính giửa hai dãy ta thấy phòng mang chữ P, nằm giữa cửa est và X : phòng Thư mục. Phòng Y là phòng dành cho những tài liệu hiếm có. Phòng nầy nằm song song với phòng mang chu T, nhưng có lẽ nằm duới tầng hầm ?
K-L-M là phòng đọch sách về các môn về Triết lý, Lịch sử, Khoa học nhân văn. Riêng phòng K, nơi đây mình đọc được những sách về Triết học, Tôn giáo. Phòng L, chuyên về sách Lịch sử. Phòng M, chuyên về sách Nhân chủng học, Xã hội học, Địa lý.
N-O là phòng đọc sách về Luật, Kinh tế, Chính trị.
P : phòng về các kỹ thuật thông tin kết hợp với hình ảnh, phim ảnh, các ghi chép âm thanh bằng phương pháp nghe nhìn.
R-S : phòng đọc sách về Khoa học và Kỹ thuật
T-U-V-W : phòng đọc sách về Văn chương và Nghệ thuật. Nơi đây lại được chia ra nhiều phòng : T, chuyên về tài liệu liên quan về sách, báo chí và là nơi để đọc sách. U là nơi có tài liệu về văn chương nước ngoài. V:gồm tài liệu liên quan đến văn chương pháp. W gồm những sách, tài liệu về văn chương Đông phương trong đó có tiếng Việt.
Theo thói quen, tôi vào khu mang chữ W. nơi đây có người gác và mỗi khi vào thì mình đưa thẻ ngang qua máy, tựa như trước khi bước váo métro vậy, để cho máy đọc số thẻ. Vì tìm không thấy báo trên kệ, tôi cũng không hiểu rõ lý do tại sao ? Bước đến bàn làm việc để hỏi thăm người Thủ thư, làm sao tìm được báo Ngày mới để tham khảo, đươc( biết là những tài liệu nầy phải làm thẻ đặc biệt gõi là « thẻ danh cho nhưng người nghiên cứu. Do sự hướng đẩn, tôi làm thẻ nầy ở một văn phòng đặc biệt để có thẻ nầy. Muốn có thẻ nầy, người đọc giả phải chứng minh lý do tìm tài liệu.
Sau khi qua thủ tục làm thẻ và thẻ này mình chỉ được quyền tham khảo tài liệu ba lần mà thôi.
Trước khi đến tìm tài liệu thì cũng phải có những thủ tục cần thiết :
1. Giữ chỗ và tài liệu, có ba cách :
bằng điện thoại vào ngày thứ hai từ 13 giờ đến 19 giờ và từ thứ ba đến thứ bảy từ 9 giờ đến 19 giờ, theo các số điện thoại :
01 53 79 01
01 53 79 57 02
01 53 79 57 03
01 53 79 57 04
Không được giữ chỗ bằng điện thoại cùng ngày (phải giữ chỗ trước)
Tài liệu muốn giữ, đọc giả phải cho biết số ký hiệu của tài liệu.
Chỉ được tham khảo giới hạn ba tài liệu.
2. Giữ chỗ bằng internet theo địa chỉ như sau :
http://reservation.bnp.fr
Giữ chỗ bằng cách này thì làm đưọc cùng ngày trừ những giờ từ 0 giờ đến 10 giờ
3. Giữ chỗ ngay tại thư viện :
Ngay trong hành lang của thư viện, có những cột (borne), mình có thể dặn chỗ nơi đây, nhưng chỗ không bảo đảm có được hay không vì tùy ngày, nếu có chỗ trống thì mình mới vào, còn không thì phải tìm một ngày khác.
Hôm đó, vì đây là lần đầu tiên nên tôi nhờ người nhân viên của Thư viện huớng dẫn :
- Trước tiên, đưa thẻ ngang qua máy, thì mình thấy hiện ra trên màn ảnh tên và số của người có thẻ.
- Clic vào chỗ reservation
- Chọn ngày, giờ.
- Chọn số chỗ ngồi, thí dụ R26 ( gần Tour des nombres)
- Chọn phòng được xếp theo chữ cái, các phòng ở đây cũg được xếp y như thư viện ở trên vì thư viện dành cho những người nghiên cứu nằm ở hai tầng dưới hầm.
Sau khi những thủ tục đó xong rồi, mình phải chờ giờ đã chọn và Thư viện này nằm ở tầng gọi là « Rez de jardin ». Nơi đây là hai lần dưới hầm mà khi đi theo dãy hành lang dài, hai bên tường theo kiểu kiến trúc mới nê là kính trong veo nên tôi thấy cây xanh trong phía bên ngoài tựa như như đi trong một khu vườn ?
Đến giờ đã chọn, tôi đến quày « accueil », nằm phía cửa OUEST. Nơi đây mọi người phải để đồ đạc của mình gửi lại, giống như khi đi vào siêu thị vậy. và phải giữ thẻ để khi trở ra, lấy lại đồ đã gửi.. Mỗi người chỉ được giữ lại túi xách nhỏ đựng giấy tờ mà thôi. Riêng giấy bút để ghi chép thì người nhân viên sẽ cho đọc giả mượn một cartable loại trong suốt.
Sau đó, mình lại phải đưa thẻ qua máy như trong métro. Bước vào hai lớp cửa dầy và rất nặng ; có thể là loại « cửa chống cháy » ? Theo cầu thang chạy thật dài để xuống hai tầng hầm. Trên đầu, trần nhà thật cao nhìn mỏi cổ và bỗng nhiên mình chợt thấy thật nhỏ bé trước một công trình xây cất đồ sộ và kiên cố, đồng thời vì độ sâu, hôm ấy chỉ có một mình tôi trong khung cảnh lạ lùng . Sự rộng lớn và chiều sâu cùng lối kiến trúc tương tự trong những ngục tù, tạo cho tôi có cảm giác « rùng rợn », có thể do óc quá nhiều tưởng tượng hay cách kiến trúc quá vĩ đại ?
Sau hai cầu thang sâu thăm thẳm, tôi thấy ra được một « bureau d’accueil » nằm phía trái của cầu thang, có người nhân viên làm việc nên cảm thấy đỡ sợ vì lạc lỏng một mình ! Phía mặt là thư viện, có người gác.
Đến đây lại phải một lần nửa đưa thẻ qua máy kiểm soát. Phải xuyên qua một tầng cửa nữa, đi qua một hành lang để bước vào hành lang khác dài hơn, lối kiến trúc có lẽ cũng giống phía trên, cũng mang những chữ cái. Theo phiếu dặn chỗ, tôi đi đến phòng có mang chữ R, vào « accueil » để nói số tài liệu mình muốn tìm. Người nhân viên bảo mình về chỗ ngồi R26, và đợi đến bao giờ đèn ngay chỗ mình ngồi chớp lên để báo là tài liệu đã tìm ra, thời gian chờ khoảng độ hai mươi phút.
Hôm đó, một lúc sau, tôi chợt khám phá ra là áo khoác của tôi lạc mất. Trở lại dãy hành lang dài hun hút mà mình đã đi qua. Dọc theo hai bên hành lang, tôi thấy có chỗ ngồi nghĩ thư dãn, nơi đây có máy để mua nước uống hay cà phê, máy bán ít bánh ăn đỡ dạ. Tìm không thấy, áo trên chặng đường đi qua tôi phải trở ra chỗ accueil để hỏi thử xem có ai tình cờ nhặt được khăn của tôi không ? Cuối cùng tôi xin được ra ngoài trở lại hai cầu thang dài thăm thẳm. Vì tài liệu chưa trả nên máy không mở cửa cho tôi ra ngoài. Sau cùng người nhân viên bảo vệ, thông cảm nên mở cửa cho tôi đi ra với điều kiện tôi phải để thẻ của mình lại. Bước ra ngoài chỗ accueil ở tầng trên để hỏi nhưng không được vì tôi không có thẻ. Lại trở xuống, gặp cô nhân viên nhanh nhẹn, cô bảo sẽ thông báo cho accueil tầng trên, chỗ giữ những đồ đạc thất lạc và tôi phải ra trước giờ văn phòng đóng cửa.
Nhờ lạc mất áo nên tôi mới nhận ra được sự kiểm soát chặt chẽ, đồng thời sự bảo quản tài liệu rất nghiêm nhặt. Sau khi đọc những số báo từ lúc mới phát hành cho đến hiện nay, qua những lá thư chủ nhiệm ; tôi hiểu được phần nào lập trường và mục đích của Ngày mới và cảm thấy sự kiên trì, lòng nhiệt thành của ban chủ nhiệm cùng các cộng tác viên, sự ủng hộ nhiệt tình của đọc giả để cho báo được « sống » trong suốt 15 năm qua . Trước giờ ra về, tôi đi đến gặp người trách nhiệm để xin được « sao chép » một số trang để làm tài liệu thuyết minh cho bài làm của mình. Nhưng vì kỹ thuật đóng sách của báo không giống như sách nên vì vấn đề bảo quản nên tôi không được làm bản sao chép ! Trước khi ra về, mình phải mang tài liệu đến chỗ nơi mình nhận để hoàn trả laị ; vì nếu không cửa sẽ không chịu mở để cho mình ra khỏi hai tầng hầm sâu hai tầng dưới lòng đất !
Trước khi leo lên hai lần thang để lên trên, tôi ghé qua buerau d’accueil ở dưới hầm để hỏi thăm xem áo khoác của tôi có ai tìm lại đươc không ? Cũng may hôm đó tôi gặp được người nhân viên dễ thương và tận tình giúp đỡ, cũng là điều hiếm có ở những công sở. Cô ấy điện thoại liên lạc các nơi cần thiết và cuối cùng báo cho tôi tin mừng là áo của tôi có người mang lại chỗ đồ « tìm được ». Lên đến nơi, tôi tả áo của mình màu gì, ra sao, rồi người nhân viên đưa lại cho tôi áo khoác màu xanh sau khi ký tên nhận.
Dù không được bản sao chép nhưng sau một ngày tìm kiếm tài liệu và nhờ vào bài làm cuối năm, dù chưa biết là mình có được điểm tốt hay không nhưng cũng nhờ cơ hội này, tôi tìm hiểu và khám phá ra được những điều hay lạ. Những lời lược thuật trên đây chỉ với ý muốn chia xẻ vài kinh nghiệm nhỏ bé này với các bạn đọc giả. Tuy nhiên, sự nhận xét cũng như sự tìm hiểu của tôi cũng còn hạn hẹp, và các bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì chúng ta có site của thư viện.
KIM NGÂN
(Paris) -2008
Là năm chót của bằng Cử nhân, mỗi sinh viên, ngoài kỳ thi cuối năm, phải chọn một đề tài cho bài làm cuối năm và đề tài đó phải được Thầy chấp nhận. Đề tài của tôi chọn là : « Giới thiệu về Báo Ngày Mới ».
Do đó, để tìm kiếm tài liệu, tôi phải vào Thư viện Quốc gia ( còn gọi là Thư viện Mittérand). Dĩ nhiên, muốn tìm kiếm tài liệu ở một thư viện nào đó thì trước tiên mình phải có thẻ. Đầu niên học với thẻ sinh viên, tôi đã bắt đầu làm thẻ và với thẻ sinh viên, mình được trả phân nửa giá tiền. Với thẻ nầy, mình được vào đọc sách tại chỗ mà tôi không mượn được sách như những thư viện khác vì vậy mà tôi ít đến đây.
Khi cần vào đây để tìm đọc những số báo Ngày Mới từ lúc mới xuất bản cho đến nay. Tôi có thói quen hay vào thư viện bằng cửa Est thay vì vào cửa Ouest cho gần nơi tìm tài liệu.
Thư viện có hai cửa vào : cửa Ouest và cửa Est.
Nếu từ cửa Ouest thì các phòng được xếp theo chữ cái.
Phía trái của cửa Ouest bắt đầu bằng chữ theo thứ tự : K, L, M, N, O.
Phía mặt, ta thấy hàng chữ : W, V, U, T, S, R.
Chính giửa hai dãy ta thấy phòng mang chữ P, nằm giữa cửa est và X : phòng Thư mục. Phòng Y là phòng dành cho những tài liệu hiếm có. Phòng nầy nằm song song với phòng mang chu T, nhưng có lẽ nằm duới tầng hầm ?
K-L-M là phòng đọch sách về các môn về Triết lý, Lịch sử, Khoa học nhân văn. Riêng phòng K, nơi đây mình đọc được những sách về Triết học, Tôn giáo. Phòng L, chuyên về sách Lịch sử. Phòng M, chuyên về sách Nhân chủng học, Xã hội học, Địa lý.
N-O là phòng đọc sách về Luật, Kinh tế, Chính trị.
P : phòng về các kỹ thuật thông tin kết hợp với hình ảnh, phim ảnh, các ghi chép âm thanh bằng phương pháp nghe nhìn.
R-S : phòng đọc sách về Khoa học và Kỹ thuật
T-U-V-W : phòng đọc sách về Văn chương và Nghệ thuật. Nơi đây lại được chia ra nhiều phòng : T, chuyên về tài liệu liên quan về sách, báo chí và là nơi để đọc sách. U là nơi có tài liệu về văn chương nước ngoài. V:gồm tài liệu liên quan đến văn chương pháp. W gồm những sách, tài liệu về văn chương Đông phương trong đó có tiếng Việt.
Theo thói quen, tôi vào khu mang chữ W. nơi đây có người gác và mỗi khi vào thì mình đưa thẻ ngang qua máy, tựa như trước khi bước váo métro vậy, để cho máy đọc số thẻ. Vì tìm không thấy báo trên kệ, tôi cũng không hiểu rõ lý do tại sao ? Bước đến bàn làm việc để hỏi thăm người Thủ thư, làm sao tìm được báo Ngày mới để tham khảo, đươc( biết là những tài liệu nầy phải làm thẻ đặc biệt gõi là « thẻ danh cho nhưng người nghiên cứu. Do sự hướng đẩn, tôi làm thẻ nầy ở một văn phòng đặc biệt để có thẻ nầy. Muốn có thẻ nầy, người đọc giả phải chứng minh lý do tìm tài liệu.
Sau khi qua thủ tục làm thẻ và thẻ này mình chỉ được quyền tham khảo tài liệu ba lần mà thôi.
Trước khi đến tìm tài liệu thì cũng phải có những thủ tục cần thiết :
1. Giữ chỗ và tài liệu, có ba cách :
bằng điện thoại vào ngày thứ hai từ 13 giờ đến 19 giờ và từ thứ ba đến thứ bảy từ 9 giờ đến 19 giờ, theo các số điện thoại :
01 53 79 01
01 53 79 57 02
01 53 79 57 03
01 53 79 57 04
Không được giữ chỗ bằng điện thoại cùng ngày (phải giữ chỗ trước)
Tài liệu muốn giữ, đọc giả phải cho biết số ký hiệu của tài liệu.
Chỉ được tham khảo giới hạn ba tài liệu.
2. Giữ chỗ bằng internet theo địa chỉ như sau :
http://reservation.bnp.fr
Giữ chỗ bằng cách này thì làm đưọc cùng ngày trừ những giờ từ 0 giờ đến 10 giờ
3. Giữ chỗ ngay tại thư viện :
Ngay trong hành lang của thư viện, có những cột (borne), mình có thể dặn chỗ nơi đây, nhưng chỗ không bảo đảm có được hay không vì tùy ngày, nếu có chỗ trống thì mình mới vào, còn không thì phải tìm một ngày khác.
Hôm đó, vì đây là lần đầu tiên nên tôi nhờ người nhân viên của Thư viện huớng dẫn :
- Trước tiên, đưa thẻ ngang qua máy, thì mình thấy hiện ra trên màn ảnh tên và số của người có thẻ.
- Clic vào chỗ reservation
- Chọn ngày, giờ.
- Chọn số chỗ ngồi, thí dụ R26 ( gần Tour des nombres)
- Chọn phòng được xếp theo chữ cái, các phòng ở đây cũg được xếp y như thư viện ở trên vì thư viện dành cho những người nghiên cứu nằm ở hai tầng dưới hầm.
Sau khi những thủ tục đó xong rồi, mình phải chờ giờ đã chọn và Thư viện này nằm ở tầng gọi là « Rez de jardin ». Nơi đây là hai lần dưới hầm mà khi đi theo dãy hành lang dài, hai bên tường theo kiểu kiến trúc mới nê là kính trong veo nên tôi thấy cây xanh trong phía bên ngoài tựa như như đi trong một khu vườn ?
Đến giờ đã chọn, tôi đến quày « accueil », nằm phía cửa OUEST. Nơi đây mọi người phải để đồ đạc của mình gửi lại, giống như khi đi vào siêu thị vậy. và phải giữ thẻ để khi trở ra, lấy lại đồ đã gửi.. Mỗi người chỉ được giữ lại túi xách nhỏ đựng giấy tờ mà thôi. Riêng giấy bút để ghi chép thì người nhân viên sẽ cho đọc giả mượn một cartable loại trong suốt.
Sau đó, mình lại phải đưa thẻ qua máy như trong métro. Bước vào hai lớp cửa dầy và rất nặng ; có thể là loại « cửa chống cháy » ? Theo cầu thang chạy thật dài để xuống hai tầng hầm. Trên đầu, trần nhà thật cao nhìn mỏi cổ và bỗng nhiên mình chợt thấy thật nhỏ bé trước một công trình xây cất đồ sộ và kiên cố, đồng thời vì độ sâu, hôm ấy chỉ có một mình tôi trong khung cảnh lạ lùng . Sự rộng lớn và chiều sâu cùng lối kiến trúc tương tự trong những ngục tù, tạo cho tôi có cảm giác « rùng rợn », có thể do óc quá nhiều tưởng tượng hay cách kiến trúc quá vĩ đại ?
Sau hai cầu thang sâu thăm thẳm, tôi thấy ra được một « bureau d’accueil » nằm phía trái của cầu thang, có người nhân viên làm việc nên cảm thấy đỡ sợ vì lạc lỏng một mình ! Phía mặt là thư viện, có người gác.
Đến đây lại phải một lần nửa đưa thẻ qua máy kiểm soát. Phải xuyên qua một tầng cửa nữa, đi qua một hành lang để bước vào hành lang khác dài hơn, lối kiến trúc có lẽ cũng giống phía trên, cũng mang những chữ cái. Theo phiếu dặn chỗ, tôi đi đến phòng có mang chữ R, vào « accueil » để nói số tài liệu mình muốn tìm. Người nhân viên bảo mình về chỗ ngồi R26, và đợi đến bao giờ đèn ngay chỗ mình ngồi chớp lên để báo là tài liệu đã tìm ra, thời gian chờ khoảng độ hai mươi phút.
Hôm đó, một lúc sau, tôi chợt khám phá ra là áo khoác của tôi lạc mất. Trở lại dãy hành lang dài hun hút mà mình đã đi qua. Dọc theo hai bên hành lang, tôi thấy có chỗ ngồi nghĩ thư dãn, nơi đây có máy để mua nước uống hay cà phê, máy bán ít bánh ăn đỡ dạ. Tìm không thấy, áo trên chặng đường đi qua tôi phải trở ra chỗ accueil để hỏi thử xem có ai tình cờ nhặt được khăn của tôi không ? Cuối cùng tôi xin được ra ngoài trở lại hai cầu thang dài thăm thẳm. Vì tài liệu chưa trả nên máy không mở cửa cho tôi ra ngoài. Sau cùng người nhân viên bảo vệ, thông cảm nên mở cửa cho tôi đi ra với điều kiện tôi phải để thẻ của mình lại. Bước ra ngoài chỗ accueil ở tầng trên để hỏi nhưng không được vì tôi không có thẻ. Lại trở xuống, gặp cô nhân viên nhanh nhẹn, cô bảo sẽ thông báo cho accueil tầng trên, chỗ giữ những đồ đạc thất lạc và tôi phải ra trước giờ văn phòng đóng cửa.
Nhờ lạc mất áo nên tôi mới nhận ra được sự kiểm soát chặt chẽ, đồng thời sự bảo quản tài liệu rất nghiêm nhặt. Sau khi đọc những số báo từ lúc mới phát hành cho đến hiện nay, qua những lá thư chủ nhiệm ; tôi hiểu được phần nào lập trường và mục đích của Ngày mới và cảm thấy sự kiên trì, lòng nhiệt thành của ban chủ nhiệm cùng các cộng tác viên, sự ủng hộ nhiệt tình của đọc giả để cho báo được « sống » trong suốt 15 năm qua . Trước giờ ra về, tôi đi đến gặp người trách nhiệm để xin được « sao chép » một số trang để làm tài liệu thuyết minh cho bài làm của mình. Nhưng vì kỹ thuật đóng sách của báo không giống như sách nên vì vấn đề bảo quản nên tôi không được làm bản sao chép ! Trước khi ra về, mình phải mang tài liệu đến chỗ nơi mình nhận để hoàn trả laị ; vì nếu không cửa sẽ không chịu mở để cho mình ra khỏi hai tầng hầm sâu hai tầng dưới lòng đất !
Trước khi leo lên hai lần thang để lên trên, tôi ghé qua buerau d’accueil ở dưới hầm để hỏi thăm xem áo khoác của tôi có ai tìm lại đươc không ? Cũng may hôm đó tôi gặp được người nhân viên dễ thương và tận tình giúp đỡ, cũng là điều hiếm có ở những công sở. Cô ấy điện thoại liên lạc các nơi cần thiết và cuối cùng báo cho tôi tin mừng là áo của tôi có người mang lại chỗ đồ « tìm được ». Lên đến nơi, tôi tả áo của mình màu gì, ra sao, rồi người nhân viên đưa lại cho tôi áo khoác màu xanh sau khi ký tên nhận.
Dù không được bản sao chép nhưng sau một ngày tìm kiếm tài liệu và nhờ vào bài làm cuối năm, dù chưa biết là mình có được điểm tốt hay không nhưng cũng nhờ cơ hội này, tôi tìm hiểu và khám phá ra được những điều hay lạ. Những lời lược thuật trên đây chỉ với ý muốn chia xẻ vài kinh nghiệm nhỏ bé này với các bạn đọc giả. Tuy nhiên, sự nhận xét cũng như sự tìm hiểu của tôi cũng còn hạn hẹp, và các bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì chúng ta có site của thư viện.
KIM NGÂN
(Paris) -2008