• Home
  • Nhà Bếp Diễm Đào - RECETTES
  • Tranh - Peinture
  • Chuyen Ngan - Nouvelles
  • Trước Đèn Xem Sách- Lecture: Coups De Coeur
  • Thơ Văn - Poemes
  • Chuyện của Những Tác Giả Khác — Autres Auteurs
  • Góc Vườn Nhỏ - Un Coin de Jardin
  • Đàn Ca Nhạc Cổ Musique Traditionnelle
  • Hình Kỷ Niệm những Năm Học Gia Long- Les Photos a Gia Long
  • Contact
  • Lời Nhận Xét Của Đoc Giả
  • Nhạc Cổ Điển của Theodore Duong - Musique Classique composee par Theodore Duong
DIEMDAO




Buổi đi dạo jardin des Plantes.

Vào một ngày đẹp trời của cuối hè. Nắng ấm của ngày cuối hè còn như vương vấn với những tia nắng nhẹ nhàng, với những bông hoa còn khoe mình dưới ánh mặt trời , dường nhưcòn luyến tiếc chưa vội từ giã nhân gian để nhường chổ cho mùa Thu với những chiếc lá xanh rồu sẽ chuyển màu vàng úa, lá vàng sẽ lìa cành để lại thân cây trơ trọi.

Nhận được điện thoại của các bạn nhắn lại là các cô (Giáo sưtrường Gia long ) P P , cô D L , cô D C, thấy trời đẹp nên muốn đi dạo vườn Jardin des Plantes để ngắm cây cảnh vàđồng thời để Thầy trò có dịp gặp nhau.

Hôm đó, mỗi người tự túc đến chỗ hẹn, ngay trước cổng của khu vưòn và mỗi người tự mang theo khúc bánh mì, nước uống. Các Cô tuy tuổi đã cao mà các « trò « cũng đã là BàNội, bà Ngoại cả. Tuy nhiên cho dù ở lứa tuổi nào chăng nữa và cho dù ở nơi đát lạ quê người, tình Thầy trò vẫn như ngày nào xa xưa đó !

Các Cô tuy tuổi cao nhưng tâm hồn các Cô vẫn trẻ, Thầy trògặp nhau trong tình thấm thiết. Hôm đó trời của ngày cuối hè, tuy nhiên trời không quá nóng như những năm trước với sức nóng như thiêu đốt mà cũng chưa bị sự « đe dọa » sự ẩm ướt với những lá khô xào xạc của mùa thu như gấp ghé ở ngưỡng cửa.

Trường Gia Long chúng tôi đã đào tại không biết bao nhiêu người phụ nữ đảm đang, người mẹ hiền ,người con thảo và córất nhiều người thành đạt ở nước ngoài, tuy nhiên sự tôn kính Thầy Cô, người nữ sinh Gia Long vẫn không làm hổ thẹn sựdạy dỗ đáng kính của Thầy Cô.

Trường đưọc xây dựng từ năm 1913, toạ lạc trên một khoảng đất rộng, nằm trên đường Phan Thanh Giảng (ngày xưa làđường le Grand de la Lirage) ở Sài gòn.. Hai năm sau đó ông Thống Đốc Roume làm lễ khai mạc trường và chọn đồng phục cho các Nữ sinh là áo dài màu tím, là màu tượng trưng cho sựtrong sáng của người phụ nữ Việt Nam. Do màu áo đồng phục mà trường Gia Long trước kia mang tên là truờng « Áo tím ».

Năm 1922, Thống đốc Albert Sarraut chính thức khai giảng lớp đầu tiên của bậc Trung học đệ nhất cấp. Những nữ sinh muốn đưọc vào trưòng phải trãi qua kỳ thi tuyển
Đầu tiên trường khai giảng chỉ có 42 học sinh mà thôi, tiếp nhận các cô nữ sinh từ thành phố và ở các vùng ngoại ô và từcác tỉnh. Cũng bắt đầu từ đó trường có thêm « Nội trú « để cho các em từ nơi xa có thể ở lại học. Ngoài ra trước kia trường cũng được xây cất thêm khu để dạy Nữ công và Gia chính, các lớp may thêu. Người Hiêu trưởng đầu tiên là người Pháp là BàLagrange, trước kia trường dạy tiếng Pháp là chính, tiếng Việt chỉ là phụ.

Sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, trường Gia Long cũng không tránh khỏi những biến động đó trong suốt một thời gian dài từ năm 1926 cho đến năm 1947. Trường được quân đội Anh trao trả trường lại sau thời gian dài chiếm đóng , trường bị hư hại nhiều nhưng được các vị mạnh thường quân giúp đỡsửa sang trường . Đến năm 1949, do vì số học sinh tăng lên, trường lại được mỏ rộng ra. Một tòa nhà hai tầng được xây trên đường Bà Huyện Thanh Quan.

Niên khóa 1951-1952 là niên khóa đáng ghi nhớ vì người Hiệu trưởng đầu tiên là Cô Nguễn Thị Châu được bổ nhiệm, trước kia cô là cựu học sinh của trường Áo tím. Và cũng từnăm 1952, trưởng chuyển từ chương trình Pháp sang chương trình Việt. đến năm 1953, màu áo tím thơ mộng được thay bằng chiếc áo dài máu trắng tinh khiết với phù hiệu Hoa mai vàng và cũng từ đó trường được đổi tên là trường Gia Long, tên vị Vua đầu tiên của triều đại nhà Nguyễn. (1)


​
​
​
​

​

​


Đúng giờ hẹn, mọi người gần như đúng giờ, hôm đó chỉ có tôi là người trễ hẹn vì đi « lạc đường » cũng may nhờ có sự «phát minh hiện đại » của máy điện thoại « di động » mà tôi tìm được các bạn dễ dàng. Và rồi các cô và các bạn cũng thông cảm « miễn thứ » cho sự trễ nải của tôi.

Hôm đó tôi còn được bạn Tuyết Nga chu đáo mang cho tôi khúc bánh mì « sandwich gà » làm theo kiểu bánh mì « Bưu điện » thật ngon với hương vị đậm đà, với tình bạn thân thương. Mùi thơm của thịt gà « rô- ti » trộn lẫn với vị beo béo của sauce mayonnaise. Bạn tôi thật là khéo tay và khéo nầu nướng. Huơng vị của bánh mì « sandwich Bưu điện » như đưa tôi trở về một « thời con gái » của những tháng ngày thanh bình trên đất nước thương yêu của một « thời mộng mơ » hay của « một thời để yêu » của tuổi đôi sáu.

Sau lời chào hỏi thân thương, chúng tôi đi ngắm những bông hoa đẹp của khu vườn. Mỗi lần thấy bông hoa hay cây cỏ lạ, các cô đều đứng lại và cắt nghĩa dẫn giải cho chúng tôi như« ngày nào xa xưa ấy ». Cô PP, Giáo sư Pháp văn, tuổi đãngoài tám mươi nhưng vẫn còn tráng kiện, cô lúc nào cũng vui vẻ và nụ cười lúc nào cũng nở trên môi. Cô ưa tìm hiểu các tên loại cây và đặc biệt là cô dịch thơ từ tiếng Việt ra tiếng Pháp rất hay. Cô DL , DC, cũng là giaó sư Pháp văn. Hai côcũng còn rất mạnh khoẻ và luôn thăm hỏi cũng như nhắc nhởchúng tôi về tình tương trợ, là luôn bảo chúng tôi có chuyện gìthì cho Cô hay để Cô đi thăm. Nhớ lại lúc còn đi học, ngoài sựkính Thầy Cô, chúng tôi luôn nể sợ thầy nhất là những lúc không thuộc bài. những cảm giác này giờ đây nhưòng lại cho tình thương thắm thiết của tình Thầy trò và tình của người Việt xa xứ.

Trước tiên tôi đề nghị chụp vài tấm ảnh để gọi là kỷ niệm vìsau khi đi viếng thì ai cũng mỏi mệt và phấn son sẽ trôi đi. Với sự đồng ý của các cô và các bạn, chúng tôi chụp được một số ảnh kỷ niệm cho buổi đi dạo ngày hôm ấy.




Sau khi ngắm những bông hoa đẹp, các Cô còn muốn đi viếng khu vườn trồng các loại rau cải nhưng chúng tôi bắt đầu thấy kiến bò bụng » nên đề nghị Cô kến băng đá ngồi để bắt đầu « ăn trưa »



Từ trái sang phải : Cô Phi,( nón có bông) cô Diệu Chước,( nón đen ) cô Diệu Lan (nón trắng). Người đeo kiến là Tuyết Nga, làm bánh mì gà thật ngon





D Đ và Cô Phi







Jardin des Plantes là một khu vườn toạ lạc ở quận 5 của Thành phố Paris, giữa Mosquée de Paris, trường đại học Jussieu vàsông Seine, gần Métro Gare d’Austerlitz. Khu vườn này nằm trên một miếng đất rộng với diện tích 15 hectare 5, trực thuộc Viện Bảo tàng Quốc Gia Lịch sử thiên nhiên ( Musée National d’Histoire Naturelle).Nằm trong trung tâm Thủ đô Paris, khu vườn này với sự đa dạng và phong phú về cảnh vật, với những bông hoa đầy màu sắc, với những kỳ hoa dị thảo.Viện bảo tàng về Lịch sử con người đã thu hút không biết bao nhiêu khách từ các nơi đến thăm viếng, nhất là vào những ngày hèđẹp trời như ngày hôm nay. Cũng có thể do vì có nhiều du khách từ các nước đến, ở đây ta cũng có những nơi ăn uống ngon, có nơi dành chỗ cho những gia đình đông con, cho cácthầy cô giáo đưa các em học sinh từ các truờng đến tham quan để học hỏi. Có chỗ để gọi là « Pic-nic » để mọi người mang thức ăn đến, vừa ngon lại vừa rẻ !

Khu vườn này ngoài là nơi thăm viếng còn có trường « botanique » với 4.500 loại cây cỏ từ các nơi trên thế giới, cóvườn hoa Hồng với 170 loại hoa hồng khác nhau, cho ta thấy một quảng đường lịch sử của loại Hoa đầy quyến rũ này. Đó làchưa kể khu vườn « alpin » chiếm một khu đất 40500 m2 với 2.000 loại cây của miền núi từ các vùng Pyrénées, Caucace, Corse ngay cả miền núi xa xôi Hymalaya… Thật ra muốn đi viếng cho đầy đủ chúng ta phải mất ít nhất trọn ngày hay hơn nữa. (2)












Tuy nhiên thì giờ cũng có hạn mà còn phải nhớ đường về còn xa. Không may cho tôi vì ngày hôm ấy tôi có hẹn với « nhàthương » nên phải đành từ giã các Cô và các bạn. Ngày vui lúc nào cũng qua nhanh và ngày tuy ngắn nhưng tình thì dài. Tuy ra về nhưng lòng còn vương vấn, thời gian có qua đi nhưng dùsao hình ảnh cũng giúp cho chúng ta lưu lại một chút gì đó, cóphải chăng là kỷ niệm vui buồn của những ngày tháng đã đi qua ?

DIEM DAO

(PARIS, 28.10.2009)



(1) www.erct.com/.../Luocsu_TrongGiaLong.htm
Các bạn có thể xem thêm Web site của cựu học sinh Gia Long : http://www.gialong.org/ rất hay

(2) www.evene.fr/.../jardin-des-plantes-607.

4


Proudly powered by Weebly
  • Home
  • Nhà Bếp Diễm Đào - RECETTES
  • Tranh - Peinture
  • Chuyen Ngan - Nouvelles
  • Trước Đèn Xem Sách- Lecture: Coups De Coeur
  • Thơ Văn - Poemes
  • Chuyện của Những Tác Giả Khác — Autres Auteurs
  • Góc Vườn Nhỏ - Un Coin de Jardin
  • Đàn Ca Nhạc Cổ Musique Traditionnelle
  • Hình Kỷ Niệm những Năm Học Gia Long- Les Photos a Gia Long
  • Contact
  • Lời Nhận Xét Của Đoc Giả
  • Nhạc Cổ Điển của Theodore Duong - Musique Classique composee par Theodore Duong