Chez Albert
Bắt đầu năm Trung học vào năm sáu mươi, tôichọn sinh ngữ chánh là môn Pháp văn. Năm đệlục, có một giờ học tiếng Pháp phụ trách bởi mộtbà thầy người Pháp.
Từ đó tôi như được " quyến rũ" bởi cách phát âmcủa ngôn ngữ từ phương trời xa lạ. Tôi dần dầnlàm quen và tìm hiểu cách sống, thức ăn, đời sốnghằng ngày của nước Pháp ngang qua sách vở, phimảnh. Trong quyển sách "“Mauger” tôi biết đượcphần nào sinh hoạt của người Pháp, ngang qua giađình ông Legrand, ông Vincent. Tôi được nhìnthấy tháp Eiffel, nơi thu hút nhiều du khách, hằngnăm không biết bao nhiêu người từ các nơi đổ vềđể nhìn ngắm, một trong những kỳ quan của thếgiới. Tôi thấy những quán cà phê, người dân Phápngồi nhâm nhi bên tách cà phê, trên lề đường vàonhững ngày hè để tận hưởng một chút ánh nắnghiếm hoi của xứ lạnh. Lại nữa trong gia đình tôi, dìtôi lập gia đình với một người Pháp, dượngMichel, một người Pháp dáng dong dỏng cao, đẹpngười. Dì tôi lúc đó có một cuộc sống thật là sung túc và dì như bơi chìm trong hạnh phúc. Nhữngngày hè tôi theo ngoại tôi lên Sài Gòn ở nhà dì, một căn nhà nằm trong một khu thật yên tĩnh. Mỗisáng trước khi đi làm, dượng Michel trong bộ quầnáo tươm tất và người thì toả ra một mùi thơmphức, dượng ôm dì hôn âu yếm và nói những lờithật ngọt ngào trước khi ra khỏi nhà. Hình ảnh nàytôi chưa bao giờ được thấy trong gia đình tôi. Mátôi chỉ một mình thui thủi, sáng leo lên chiếc xe " sô - lex " đi dạy vừa trường công, dạy kèm trẻ đểkiếm thêm tiền nuôi bốn con thơ và một mẹ.
- Má ơi, con muốn biết người Pháp ăn uống ra saovà cách họ ăn uống như thế nào?
Vài tuần sau đó, một hôm má bảo tôi thay áo đầm, má đưa tôi đi đến một nhà hàng Pháp với bảnghiệu" Chez Albert». Tôi không nhớ tên đường, nhưng chỉ nhớ nhà hàng này nằm trên con đườngđối diện với rạp chiếu bóng Đa Kao. Dường như làđường Đinh Tiên Hoàng? Và cũng trên con đườngnày có một hiệu may quần áo theo người phươngtây, khá nổi tiếng vào thời sáu mươi. Bảng hiệumang tên " Le Prestige", ông chủ tiệm cũng xứngđáng với tên bảng hiệu của mình và nghe đâu ônghọc may bên Pháp và đặc biệt trong tiệm ông cónhững catalogues mới nhất của Pháp. Và khi mátôi được học bỗng sang Mỹ học má cũng đặt may ỏ đây một số ít quần áo trước khi lên đuờng đi du học năm 1960. Khi tôi được đi dự đám cưới ngườianh họ vào năm 1962 má cũng đặt may cho tôi mộtjupe droite màu đen xám, và một chemise ngắn taycổ tay bèo màu xanh dương nhạt, má nói may quầnáo ở đây thì chắc chắn là đúng kiểu. Đồng lươngmột giáo sư sinh ngữ thật là khiêm nhuờng nhưngnhờ má đi dạy học tư nên khi có tiền má không bao giờ tiếc với anh em tôi, vì vậy tôi cũng noi theogương của má, cho con tôi hưởng những gì tôi cóthể làm được chớ không bao giờ đợi đến lúc gọi là“dư dả”
Hôm đó, nói sao được niềm vui của tôi. Đây là mộttiệm ăn nhỏ khoảng độ bốn mươi chỗ, khách ăn đasố là người Pháp hay người da trắng, chỉ có vàingười Á châu, nhưng có lẽ là những người giàuhoặc có làm việc hay quan hệ với người da trắng.
- Khi vào nhà hàng ăn, con cứ nhìn cách má cầmmuỗng nĩa, thì con cứ làm theo một cách tự nhiên. Má sẽ gọi món thịt bò và khoai chiên, để cho con biết cách cầm muỗng nỉa như thế nào.
Nhà hàng tuy nhỏ nhưng trang trí cũng như nhữngnhà hàng bên Pháp mà tôi được nhìn thấy trongphim hay trong sách vở. Bàn có trải khăn trắng. Một dĩa lớn và một dĩa nhỏ để lên trên. Bên taymặt có dao, bên tay trái có nĩa. Bên cạnh có khănăn xếp cũng màu trắng. Trên tường có treo vàitranh ảnh biểu tượng của nước Pháp, tranh mùaThu của khu vườn Luxembourg, dĩ nhiên là cótranh của tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà… Trêntường có gắn đèn tỏa ra một ánh sáng vàng nhạt. Có nhạc Pháp dìu dịu, tôi cảm thấy như mình đượclạc vào một nơi mà mình mơ ước. Nói sao đượcniềm vui đó. Tôi thấy thương má vô cùng, ngườimẹ lúc nào cũng hi sinh cho con mình!
- Má ơi, sao chỉ có một mình con được đi vậy? Chắc nhà hàng nầy mắc lắm hả má?
- Ừ, cũng vì mắc nên má không thể đưa hết tụi con đi ăn cùng một lúc, nhưng vì con muốn biết vàmuốn tìm hiểu nên má nhân tiện để dạy cho con cách ăn uống theo người phương tây. Biết chừngđâu, một ngày nào đó con được đi du học bên Phápcon sẽ không ngỡ ngàng. Má cũng muốn cho tụicon hưởng và biết hết nhiều điều hay lạ nhưng máchỉ có một mình nên nhiều khi mình muốn màkhông làm được, như má biết con muốn học âmnhạc, học đàn như anh Hai và anh Ba con mà lúcđó má không đủ sức để trả tiền học cho tụi con. Mácũng buồn và ân hận vì thời gian cứ trôi qua mìnhkhông đi lùi lại được. Vì vậy má cố gắng làm đượcnhững gì có thể làm được cho các con là má làm.
- Dạ con hiểu, con sẽ cố gắng học để không phụlòng má, con rất muốn đi du học ở nước ngoài, nhất là nước Pháp.
- Con có được ước mơ như vậy là điều rất tốtnhưng những ước mơ mà muốn thành hiện thực nóđòi hỏi con người phải có ý chí, quyết tâm và tinhthần làm việc. Con hiểu không con?
Lời má dạy và nhắn nhủ luôn ghi đậm trong tâm tưcủa tôi cho nên khi lớn lên tôi không thực hiệnđược điều ước mơ đó tôi cứ muôn bị ám ảnh và bịray rức
Bữa ăn hôm nay cũng là một sự hi sinh, và cũng làmột cách giáo dục của má, cho con mình biếtnhững điều mà đứa trẻ muốn tìm hiểu, và cũngchính vì hiểu má nên chuyện đi ăn ở một nhà hàngcũng là một “bí mật “mà tôi giữ vì không muốnanh em mình buồn.
Cũng như lúc tôi được sáu tuổi, thì hai ông anhđược má gởi đi học nhạc, ông anh cả học đànBanjo, ông anh kế học đàn Mandoline do một ôngcha dạy lúc chúng tôi còn ở dưới tỉnh, sau này tôimới nhận thức ra là má không thể nào có đủ tiền đểcho tôi được theo học nhạc, và điều hụt hẫng nàycũng làm cho tôi “ấm ức “. Lớn lên đi làm, có chútđỉnh tiền nhưng lại có con sớm nên tôi không tựcho phép mình học nhạc, sau cùng tôi tự an ủi làmình không có khiếu “văn nghệ “nên đành cam chịu.
Hôm đó lần đầu tiên tôi được ăn một món ăn củangười Pháp, có lẽ vì trong bữa ăn của người mìnhít thịt nên ăn miếng steak hôm đó tôi thấy nó ngonlàm sao, những miếng frites dòn tan đi kèm theo.Tôi tự nghĩ khi nào có dịp sống ở Pháp tôi sẽ chỉăn thức ăn Pháp và trong đầu tôi cũng “mơ ước “cóchồng người Pháp, giống như dì tôi.
Dì tôi ở căn nhà thật đẹp nằm trên đường Phan đình Phùng, khu thật yên tĩnh, dường như khu nàydành cho những người có tiền cất nhà cho ngườiPháp thuê. Lúc đó tôi khoảng bốn, năm tuổi, mỗilần có dịp nghỉ hè, tôi theo ngoại lên thăm dì. Tôimơ ước được thưởng thức những món ăn của nướcngười. Ngược lại dì tôi chỉ mong những lúc ngoạilên Sài Gòn để được ăn cá kho, canh chua hay ănmắm nhưng phải đợi chồng đi làm mới ăn. Dì nóimình là người Việt Nam mình không thể nào quênđược những món ăn của nước mình. Lúc dì theochồng đi qua làm việc ở Madagasca hay Côte d’Ivoire, dì cứ mong ngoại đóng gởi những gói quàtrong đó có mắm, nước mắm kho kẹo lại để gởi đicho dễ…
Bây giờ dù ở Pháp cũng hơn ba mươi năm, tôinghiệm thấy lời nói của dì là đúng “mình khôngthể nào quên được món ăn của quê hương”. Bằngchứng là những nhà hàng Việt Nam mọc nhannhản những nơi có người Việt.
Nhà hàng Albert là một nhà hàng Pháp mà tôiđược thưởng thức, tuy nhỏ bé, tuy không lộng lẫynhư những nhà hàng bên Pháp nhất là ở kinh đôParis nhưng là một kỷ niệm khó quên vì hình ảnhđó kèm theo sự hi sinh của mẹ tôi. Hi sinh của mẹchồng chất theo tháng năm, với những việc làmnho nhỏ, có những người con thờ ơ không nhậnthức được và cũng chưa chắc khi lớn lên vớinhững bận rộn chồng con mình có dịp để đáp đềncông ơn nuơi dưỡng và những hi sinh âm thầm đó? Khi mình không còn mẹ nữa thì mình tự nghĩ lạicoi mình đã làm được gì cho những hi sinh đó?
Diễm Đào
Paris 01/2017
Bắt đầu năm Trung học vào năm sáu mươi, tôichọn sinh ngữ chánh là môn Pháp văn. Năm đệlục, có một giờ học tiếng Pháp phụ trách bởi mộtbà thầy người Pháp.
Từ đó tôi như được " quyến rũ" bởi cách phát âmcủa ngôn ngữ từ phương trời xa lạ. Tôi dần dầnlàm quen và tìm hiểu cách sống, thức ăn, đời sốnghằng ngày của nước Pháp ngang qua sách vở, phimảnh. Trong quyển sách "“Mauger” tôi biết đượcphần nào sinh hoạt của người Pháp, ngang qua giađình ông Legrand, ông Vincent. Tôi được nhìnthấy tháp Eiffel, nơi thu hút nhiều du khách, hằngnăm không biết bao nhiêu người từ các nơi đổ vềđể nhìn ngắm, một trong những kỳ quan của thếgiới. Tôi thấy những quán cà phê, người dân Phápngồi nhâm nhi bên tách cà phê, trên lề đường vàonhững ngày hè để tận hưởng một chút ánh nắnghiếm hoi của xứ lạnh. Lại nữa trong gia đình tôi, dìtôi lập gia đình với một người Pháp, dượngMichel, một người Pháp dáng dong dỏng cao, đẹpngười. Dì tôi lúc đó có một cuộc sống thật là sung túc và dì như bơi chìm trong hạnh phúc. Nhữngngày hè tôi theo ngoại tôi lên Sài Gòn ở nhà dì, một căn nhà nằm trong một khu thật yên tĩnh. Mỗisáng trước khi đi làm, dượng Michel trong bộ quầnáo tươm tất và người thì toả ra một mùi thơmphức, dượng ôm dì hôn âu yếm và nói những lờithật ngọt ngào trước khi ra khỏi nhà. Hình ảnh nàytôi chưa bao giờ được thấy trong gia đình tôi. Mátôi chỉ một mình thui thủi, sáng leo lên chiếc xe " sô - lex " đi dạy vừa trường công, dạy kèm trẻ đểkiếm thêm tiền nuôi bốn con thơ và một mẹ.
- Má ơi, con muốn biết người Pháp ăn uống ra saovà cách họ ăn uống như thế nào?
Vài tuần sau đó, một hôm má bảo tôi thay áo đầm, má đưa tôi đi đến một nhà hàng Pháp với bảnghiệu" Chez Albert». Tôi không nhớ tên đường, nhưng chỉ nhớ nhà hàng này nằm trên con đườngđối diện với rạp chiếu bóng Đa Kao. Dường như làđường Đinh Tiên Hoàng? Và cũng trên con đườngnày có một hiệu may quần áo theo người phươngtây, khá nổi tiếng vào thời sáu mươi. Bảng hiệumang tên " Le Prestige", ông chủ tiệm cũng xứngđáng với tên bảng hiệu của mình và nghe đâu ônghọc may bên Pháp và đặc biệt trong tiệm ông cónhững catalogues mới nhất của Pháp. Và khi mátôi được học bỗng sang Mỹ học má cũng đặt may ỏ đây một số ít quần áo trước khi lên đuờng đi du học năm 1960. Khi tôi được đi dự đám cưới ngườianh họ vào năm 1962 má cũng đặt may cho tôi mộtjupe droite màu đen xám, và một chemise ngắn taycổ tay bèo màu xanh dương nhạt, má nói may quầnáo ở đây thì chắc chắn là đúng kiểu. Đồng lươngmột giáo sư sinh ngữ thật là khiêm nhuờng nhưngnhờ má đi dạy học tư nên khi có tiền má không bao giờ tiếc với anh em tôi, vì vậy tôi cũng noi theogương của má, cho con tôi hưởng những gì tôi cóthể làm được chớ không bao giờ đợi đến lúc gọi là“dư dả”
Hôm đó, nói sao được niềm vui của tôi. Đây là mộttiệm ăn nhỏ khoảng độ bốn mươi chỗ, khách ăn đasố là người Pháp hay người da trắng, chỉ có vàingười Á châu, nhưng có lẽ là những người giàuhoặc có làm việc hay quan hệ với người da trắng.
- Khi vào nhà hàng ăn, con cứ nhìn cách má cầmmuỗng nĩa, thì con cứ làm theo một cách tự nhiên. Má sẽ gọi món thịt bò và khoai chiên, để cho con biết cách cầm muỗng nỉa như thế nào.
Nhà hàng tuy nhỏ nhưng trang trí cũng như nhữngnhà hàng bên Pháp mà tôi được nhìn thấy trongphim hay trong sách vở. Bàn có trải khăn trắng. Một dĩa lớn và một dĩa nhỏ để lên trên. Bên taymặt có dao, bên tay trái có nĩa. Bên cạnh có khănăn xếp cũng màu trắng. Trên tường có treo vàitranh ảnh biểu tượng của nước Pháp, tranh mùaThu của khu vườn Luxembourg, dĩ nhiên là cótranh của tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà… Trêntường có gắn đèn tỏa ra một ánh sáng vàng nhạt. Có nhạc Pháp dìu dịu, tôi cảm thấy như mình đượclạc vào một nơi mà mình mơ ước. Nói sao đượcniềm vui đó. Tôi thấy thương má vô cùng, ngườimẹ lúc nào cũng hi sinh cho con mình!
- Má ơi, sao chỉ có một mình con được đi vậy? Chắc nhà hàng nầy mắc lắm hả má?
- Ừ, cũng vì mắc nên má không thể đưa hết tụi con đi ăn cùng một lúc, nhưng vì con muốn biết vàmuốn tìm hiểu nên má nhân tiện để dạy cho con cách ăn uống theo người phương tây. Biết chừngđâu, một ngày nào đó con được đi du học bên Phápcon sẽ không ngỡ ngàng. Má cũng muốn cho tụicon hưởng và biết hết nhiều điều hay lạ nhưng máchỉ có một mình nên nhiều khi mình muốn màkhông làm được, như má biết con muốn học âmnhạc, học đàn như anh Hai và anh Ba con mà lúcđó má không đủ sức để trả tiền học cho tụi con. Mácũng buồn và ân hận vì thời gian cứ trôi qua mìnhkhông đi lùi lại được. Vì vậy má cố gắng làm đượcnhững gì có thể làm được cho các con là má làm.
- Dạ con hiểu, con sẽ cố gắng học để không phụlòng má, con rất muốn đi du học ở nước ngoài, nhất là nước Pháp.
- Con có được ước mơ như vậy là điều rất tốtnhưng những ước mơ mà muốn thành hiện thực nóđòi hỏi con người phải có ý chí, quyết tâm và tinhthần làm việc. Con hiểu không con?
Lời má dạy và nhắn nhủ luôn ghi đậm trong tâm tưcủa tôi cho nên khi lớn lên tôi không thực hiệnđược điều ước mơ đó tôi cứ muôn bị ám ảnh và bịray rức
Bữa ăn hôm nay cũng là một sự hi sinh, và cũng làmột cách giáo dục của má, cho con mình biếtnhững điều mà đứa trẻ muốn tìm hiểu, và cũngchính vì hiểu má nên chuyện đi ăn ở một nhà hàngcũng là một “bí mật “mà tôi giữ vì không muốnanh em mình buồn.
Cũng như lúc tôi được sáu tuổi, thì hai ông anhđược má gởi đi học nhạc, ông anh cả học đànBanjo, ông anh kế học đàn Mandoline do một ôngcha dạy lúc chúng tôi còn ở dưới tỉnh, sau này tôimới nhận thức ra là má không thể nào có đủ tiền đểcho tôi được theo học nhạc, và điều hụt hẫng nàycũng làm cho tôi “ấm ức “. Lớn lên đi làm, có chútđỉnh tiền nhưng lại có con sớm nên tôi không tựcho phép mình học nhạc, sau cùng tôi tự an ủi làmình không có khiếu “văn nghệ “nên đành cam chịu.
Hôm đó lần đầu tiên tôi được ăn một món ăn củangười Pháp, có lẽ vì trong bữa ăn của người mìnhít thịt nên ăn miếng steak hôm đó tôi thấy nó ngonlàm sao, những miếng frites dòn tan đi kèm theo.Tôi tự nghĩ khi nào có dịp sống ở Pháp tôi sẽ chỉăn thức ăn Pháp và trong đầu tôi cũng “mơ ước “cóchồng người Pháp, giống như dì tôi.
Dì tôi ở căn nhà thật đẹp nằm trên đường Phan đình Phùng, khu thật yên tĩnh, dường như khu nàydành cho những người có tiền cất nhà cho ngườiPháp thuê. Lúc đó tôi khoảng bốn, năm tuổi, mỗilần có dịp nghỉ hè, tôi theo ngoại lên thăm dì. Tôimơ ước được thưởng thức những món ăn của nướcngười. Ngược lại dì tôi chỉ mong những lúc ngoạilên Sài Gòn để được ăn cá kho, canh chua hay ănmắm nhưng phải đợi chồng đi làm mới ăn. Dì nóimình là người Việt Nam mình không thể nào quênđược những món ăn của nước mình. Lúc dì theochồng đi qua làm việc ở Madagasca hay Côte d’Ivoire, dì cứ mong ngoại đóng gởi những gói quàtrong đó có mắm, nước mắm kho kẹo lại để gởi đicho dễ…
Bây giờ dù ở Pháp cũng hơn ba mươi năm, tôinghiệm thấy lời nói của dì là đúng “mình khôngthể nào quên được món ăn của quê hương”. Bằngchứng là những nhà hàng Việt Nam mọc nhannhản những nơi có người Việt.
Nhà hàng Albert là một nhà hàng Pháp mà tôiđược thưởng thức, tuy nhỏ bé, tuy không lộng lẫynhư những nhà hàng bên Pháp nhất là ở kinh đôParis nhưng là một kỷ niệm khó quên vì hình ảnhđó kèm theo sự hi sinh của mẹ tôi. Hi sinh của mẹchồng chất theo tháng năm, với những việc làmnho nhỏ, có những người con thờ ơ không nhậnthức được và cũng chưa chắc khi lớn lên vớinhững bận rộn chồng con mình có dịp để đáp đềncông ơn nuơi dưỡng và những hi sinh âm thầm đó? Khi mình không còn mẹ nữa thì mình tự nghĩ lạicoi mình đã làm được gì cho những hi sinh đó?
Diễm Đào
Paris 01/2017