Câu chuyện trong nhà dưỡng lão
Bà Tám ngồi trên chiếc xe lăn, nhìn ra cửa sổ. Bà vẫn thường ngồi hằng giờ như vậy, nhìn thời gian trôi qua một cách chậm chạp.
Bụi tuyết trắng xóa, bay lả tả như bông gòn, chốc lát phủ đầy các cành cây trụi lá. Bầy chim se sẻ quen thuộc, thường hay bay đến cửa sổ để ăn những hạt cơm trắng xoá, hôm nay bà không còn thấy nữa, có lẽvì bên ngoài trời quá lạnh nên chim ẩn mình trong tổấm ?
Bà ngồi một mình, nhìn mùa đông trôi qua. Co ro trong chiếc áo len, trên vai phủ thêm một khăn choàng cũng bằng len mà Nhung, con gái đã đan tặng bà khi bà lìa đất nước thân yêu. Từ giã đứa con gái ngoan hiền để đi đến một vùng trời thật xa, một nơi mà khí hậu hoàn toàn ngược với quê hương bà, chuyến ra đi của bà gọi là « đoàn tụ » cùng gia đình Quân, đứa con trai mà bà đã từng đặt tất cả tình thương và hi vọng ngay từ thuở bé.
Bà còn nhớ khi ở quê nhà, bà không bao giờ hình dung mình có thể chịu đựng được cái lạnh như cắt da ở đây. Nhưng rồi ở đâu rồi thì cũng phải bắt buộc thích nghi để mà sống. Cuộc đời bà luôn luôn bận rộn, làm việc, giúp đỡ mọi người. Cả quảng đời thanh xuân, bà luôn luôn một mình, một thân một mình lận đận nuôi con vất vả ngược xuôi để mong cho con cái nên người. Nay phải đành gò bó trong chiếc xe lăn, trong một căn nhà gọi là « Nhà dưỡng lão », dành cho những người già cả, cho những cha mẹ vì tuổi già, đau ốm bịnh tật, trở thành gánh nặng cho con cái. Một cuộc sống vô ích và gần như là một nhà tù giam lỏng !
Hai chân bà bị bại sau lần trợt té trong nhà tắm. Tuy nhiên đầu bà vẫn còn sáng suốt, hai bàn tay bà vẫn còn khéo léo để lo được những buổi cơm nóng canh sốt cho vợ chồng Quân, vẫn còn may vá quần áo được cho mấy đứa cháu của bà, Xuân Mai, Anh Đào, Quang Minh và Quang Sơn, là những đứa cháu nộicưng thương của bà. Và cũng chính bà đã từng chăm sóc chúng khi mới lọt lòng. Nhưng từ khi bà phải ngồi xe lăn, sự di chuyển của bà trên chiếc xe làm vướng chân Xuân Lan, đứa con dâu mà bà đã cầm trầu cau đi cưới hỏi cho con mình sau khi Quân tốt nghiệp bằng bác sĩ ở Pháp, trở về nước để làm việc.
Vì hoàn cảnh đất nước đổi thay, Quân cùng vợ và hai đưa con lớn, Xuân Lan, Anh Đào sang Pháp. Sau một thời gian định cư, vợ chồng Quân làm giấy tờ để rước bà sang, để lo cho mẹ lúc tuổi già. Bà Tám cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của con trai nhưng không nỡ bỏ Nhung trên đất nước nghèo nàn còn nhiều khókhăn. Nhung thưong mẹ và nghĩ rằng anh mình cóđịa vị, nhà cửa sang trọng đầy đủ tiện nghi mới cókhả năng để lo cho mẹ chu đáo hơn mình. Nhung thương mẹ nhưng hoàn cảnh gia đình Nhung thiếu trước hụt sau, Nhung tự thấy mình không thể nào lo cho mẹ chu toàn được nên đành bấm bụng khuyên mẹ nên đi.
Nhưng khi đặt chân lên đất Pháp, dân dần bà hiểu ra là vợ chồng con trai cần một người «vú em », một người giúp việc không lương. Tuy nhiên tình thương con và cháu làm cho bà có thể chịu đựng tất cả. Sau đó con dâu lại sanh thêm hai cháu nội trai, Quang Minh và Quang Sơn. Vui vì được quây quần bởi những đứa cháu xinh xắn, ngoan ngoãn, bà cứ quần quật cả ngày với mấy đứa cháu, và thêm công việc nhà. Đưa cháu đi mẫu giáo, rước về cho ăn cơm rồi để Minh và Sơn trên xe, đưa hai cháu gái trở lại trường. Về nhà lo cơm chiều, tắm rửa cho mấy cháu. Còn con dâu bà thì hết đi học đàn, rồi đi tập thể thao cho đẹp người. Thời gian trôi qua nhanh, đâu tóc bàbạc nhanh, lưng bà như còng xuống vói sức nặng củathời gian. Nhìn các cháu lớn nhanh, mạnh khoẻ vàthương bà nên bà thấy lòng mình ấm lại vì dù sao sựcó mặt của bà cũng ích lợi cho con cho cháu. Ngoài ra bà còn được tiền trợ cấp của nhà nước cho ngưòi già không lợi tức. Con bà lúc bảo lãnh bà sang, bàkhông hiểu con bà đã làm giấy tờ như thế nào mà bàcó được mỗi tháng một ít tiền túi. Nhờ vậy mà bà cóđược chút đỉnh tiền riêng và nhín nhúc để gởi cho Nhung. Bà không hề hở môi cho con gái biết những vất vả của bà với gia đình Quân.
Tuy nhiên sức ngưòi có hạn, bà ngả bịnh, bà té trong nhà tắm, hai chân bị bại. Mọi cử động của bà trở nên chậm chạp. Sư di chuyển trên chiếc xe lằn làm vướng chân mọi người trong nhà. Nay mấy cháu lớn, ăn ở« căng tin » nên sự có mặt của bà không còn cần thiết như xưa. Con trai và con dâu quyết định đưa bà vào ởđây.
Ba đã khóc hết nước mặt, năn nỉ con cho bà được trởvề căn phòng nhỏ trên grenier. Chiếc xe lăn không thể đưa lên trên đó, sư có mặt của bà làm choáng chật nhà, cho nên dù bà có khóc hết nước mắt cũng không lay chuyển được lòng con dâu.
- Chào Bác Tám ! Bác khỏe không ? Bác ăn điểm tâm đi để còn sửa soạn để con và cháu bác đến thăm bác chứ.
Gịong nói quen thuộc và dịu dàng của Trúc, người giúp việc ở nhà dưỡng lão này, là người duy nhất nói cùng tiếng nói với bà và cũng là người thấu hiểu hoàn cảnh của bà. Nếu không ngoài ra chung quanh bà chỉlà bốn bức tường và chung quanh chỉ là những người khác ngôn ngữ nên bà cảm thấy thật là lẻ loi, đơn độc.
- Cháu mới tới đó hả, nãy giờ bác có ý trông cháu. Ngồi bên cửa sổ nhìn tuyết rơi, bác thấy nhớ nhàlàm sao. Ở đây riết rồi bác cũng không cò nhớngày tháng gì nữa. Mà thôi nhớ làm gì vì ngày nào thì cũng như ngày nấy thôi !
Trúc nhìn bà mỉm cười, dịu dàng đến giúp bà đẩy xe về phía bàn ăn nhỏ, vừa là bàn ăn mà cũng vừa là bàn nhỏ để bà có thể viét lách khi buồn.
Trúc đặt mâm điểm tâm gồm có một tách cà phê sữa, hai miếng bánh mì nướng, mứt, mật ong, sữa chua.
Bà Tám nhìn Trúc, buồn bã, cười :
- Nghĩ lại mình là người Việt mà phải ăn mãi những món này, đôi khi bác nhớ đến tô hủ tiếu, hay tôphở bốc khói với mùi thơm mà thèm. Nhưng thôi dù sao mình cũng có thức ăn ngày hai bữa, chung quanh mình còn biết bao nhiêu người nghèo đói, không nhà không cửa phải không cháu ?
- Dạ ! Hôm nay con không thể ở lại lâu để chuyện với bác được vì có hai người nghỉ bịnh nên thiếu người phục vu.
- Thôi cháu lo đi làm đi. Bao giờ rảnh thì xẹt qua chơi nghen.
- Bác ăn ngon nhen. Nhưng bác nhớ là hôm nay bác có gia đình đến thăm. Con không hứa nhưng mai con sẽ ghé.
Bà Tám gật đầu buồn bã nhìn theo bóng Trúc với chiếc xe nặng trĩu các mâm thức ăn khuất dần trong hành lang dài hun hút, Ở đây mỗi người mỗi cảnh, tuy nhiên mọi người giống nhau ỡ tuổi già và đa số lànhững người tàn tật không còn tự túc được để lo thân. Con cái phần bận rộn với cuộc sống, phần vì sự tật nguyền của cha mẹ già trở nên một gánh nặng. Nhìn các cu già đầu tóc bạc phơ, lưng còng xuống với sức nặng của thời gian, tay run rẩy, có người không còn đủ sức đưa thức ăn vào miệng. Các cụ đã từng dìu dắt con mình trong những bước đi đầu tiên. Lo cho con từng miếng ăn, giấc ngủ khi con còn nằm nôi. Nhưng đến khi cha mẹ già không còn đủ sức nữa, con cái cóphần vì cuộc sống bon chen, vật lộn với miếng ăn, hoặc không còn sự kiên nhẫn để chịu đựng thêm gánh nặng nên đành phải đưa cha mẹ vào đây. Ở đây dù miếng ăn, thức uống không thiếu gì, có nệm ấmchăn êm. Nhưng nơi đây con người chỉ thiếu tình thương, thiếu lời han hỏi, thiếu bàn tay nâng đỡ. Con người đôi khi không phải chỉ cần ăn mặc, mà con người cần có tình thương. Những tâm hồn cô đơn, thiếu sự trau đổi bằng lời nói nên những người già sẽgià đi một cách mau chóng, trí nhớ sẽ mất dần. Ngườigià còn đódù đầu óc còn minh mẫn nhưng thân xácnhư những cành cây khô cằn.
Ngoài hàng lang dài hun hút, Trúc với chiếc xe đẩy đầy thức ăn, phải mang vào phòng cho mọi người. Trúc phải phân phối cho kịp giờ.
- Cô Trúc ơi ! Mở dùm tôi hộp sữa chua.
- Cô Trúc ơi ! Ở lại với tôi một chút
- Cô Trúc ơi ! Đỡ dùm tôi lên giường.
Tứ ngoài hành lang Trúc nghe nhũng lời kêu than của những người cô đơn, cần tình thương. Tiếng kêu của những người không còn sức kháng cự, đấu tranh. Tim Trúc nghe nhói đau. Riêng Trúc, Trúc cũng có những nỗi buồn, những ray rức, ngày Trúc rời bỏ quê hương ra đi, ngoại Trúc cũng cao tuổi, mắt ngoại đã mờ. Ngoại cũng đã quên nhiều nhưng ngoại vẫn biết được là Trúc sẽ đi xa, rất xa và không biết ngày nào trở về.
- Con đi Tây hả con ? Ngoại không biết bao giờ con mới trở về để thăm ngoại. Ngoại nhớ, ngày tiển đưa dì con lên tàu đi về Pháp, cũng lâu rổi mà dìcon cũng không thấy trở về thăm ngoại như dì đãhứa. Con đi rồi thì chắc cũng không biết bao giờngoại được gặp lại con. Nhưng thôi ngoại già rồi thì rồi ngọai cũng đi theo ông bà. Con còn trẻ, phải đi để mà lo tương lai cho hai nhỏ. Thôi con cũng đừng lo cho ngoại, dù gì chăng nữa ngoại còn má con. Con đi mạnh giỏi, bao giờ làm ăn cótiền thì gởi về cho má con ; tội nghiệp má con cũng cực khổ cả đời cho đến giờ này cũng không giàu có gì.
Tình thương của bà và mẹ dành cho Trúc lúc nào cũng tràn đầy, chăm lo cho Trúc từ tấm bé, cho nên dù lớn lên vắng bóng người cha mà Trúc không hềthấy sự trống vắng. Ngày nay lớn lên, đã thành người nhưng tự hỏi mình đã làm gì để đáp lại công ơn dưỡng dục kia ? Làm việc vất vả, không một ngày nghỉ nhưng số tiền kiếm ra được nơi xứ lạ quê người, chưa cho phép Trúc làm được gì cụ thể cho người mình thương. Trúc tự thẹn với lòng. Ngày Ngoại ra đi vĩnh viễn, Trúc vừa mới nhận việc làm, giấy tờ đươc nhận cư ngụ chưa chính thức, không được về nhìn thấy mặt ngoại lần cuối, mỗi khi nhớ lại Trúc cảm thấy ray rức vì chưa được đáp đền cho ngoại như đãtự hẹn với lòng. Nay ngoại đã ra người thiên cổ, Trúc đã làm được gì cho mẹ mình ? Tương lai của Trúc nơi đây là gì ? Là mỗi ngày làm công việc nhỏ nhoi, không tương lai, chỉ mong sao có dược cơm ăn ngày hai bữa, có chỗ cư ngụ, chỉ với niềm hi vọng mong manh là cho con có tương lai, có thể đi học xa hơn nữa. Niềm hi vọng này giúp Trúc cò thêm can đảm đểlàm công việc mà mình không thích hợp.
Cảnh các cụ già ở đây cũng là hình ảnh của ngoại, của mẹ. Trúc xúc động mổi khi nghe những tiếng kêu tuyệt vọng, những lời tâm sự buồn thảm của từng người, nơi đây cho dù có tiện nghi, nói rằng được chăm sóc thuốc men, dù có người lo cho những bữa ăn đầy đủ chất bổ. Tuy nhiên con người lại không đơn giản như vậy, ngoài vấn đề ăn ngủ, con người cần có tình thương, một lời thăm hỏi, một cái nhìn thương yêu. Có những ông bà, rất lâu không người thăm viếng, dần dần họ sống thu rút trong thế giới riêng, một thế giới gần như không còn ngôn ngữ nữa. Người giám đốc, vì muốn lãi xuất nhiều, nhân côngthì quá ít, nên những người « pensionnaires » không được chăm sóc tận tình. Trúc chỉ là người làm công, dù có muốn dừng lại để chuyện trò, giúp đỡ Trúc cũng không có đủ thì giờ. Trúc cố gắng trong công việc nhỏ nhoi này, hi vọng với một chút tình người hầu sưởi ấm được phần nào cho những người vì một lý do nào đó gần như bị bỏ rơi.
Ngoài giờ làm viện Trúc thường tìm thì giờ đến chuyện trò với các ông bà không có con cái đến thăm, mỗi người mỗi cảnh nhưng chung qui chắc cólẽ không ai muốn vào đây ở. Duy bà Tám vừa làngười đồng hương, vừa là hình ảnh của ngoại nên Trúc dành một tình cảm đặc biệt. Ngày hôm sau, sau giờ làm việc như đã hứa, Trúc ghé qua phòng thăm bà Tám. Đẩy cửa buớc vào phòng. Bà Tám vẫn còn ngồi trên chiếc xe lăn, xây lưng ra cửa, mắt vẫnhướng về cửa sổ, là một nơi duy nhất mà bà có thểthấy một chút cảnh vật bên ngoài. Ngoài trời đã sụp tối, ngang qua cửa sổ nhỏ, chỉ là một màu đen thẩm.
- Bác Tám ơi ! Bác nhìn gì đó, trời đã tối rồi ?
Không nghe trả lời. Trúc bước lại gần. Bác quay lại nhìn Trúc, cặp mắt đỏ hoe.
- Chuyện gì đó bác ? Sao bác khóc vậy ?
Bà Tám cầm tay Trúc, khóc nức nở :
- Cô Trúc ơi, ! Bác có tội tình gì đâu mà bây giời phải giam mình trong bốn bức tường như vầy ?
Bà thúc thích kể :
- Hôm qua thằng Quân nó điện thoại cho bác hay lànó không thể vô thăm bác được vì bận chuyện gia đình. Và cũng chính hôm qua bác nhận được thư của nó nói rằng bác ở chỗ này tốt lằm rồi. Quân cắt nghĩa khéo rằng, bác già rồi cần nghỉngơi yên tĩnh, không nên có ý nghĩ trở về nhà đểlàm gì. Bác có viết thư cho nó, năn nỉ vợ chồng nó cho bác được trở về nhà, dù phải ở dưới cavecũng được, miễn sao bác được thỉnh thoảng thấy mấy đứa nhỏ, và có cảm giác là mình không bịbỏ rơi. Ở đây cũng may nhờ có cháu thỉnh thỏang đến chuyện trò, nếu không thì bác cũng như người câm vậy thôi.
Trúc nghe lời than thở của bá Tám mà đau lòng nhung Trúc thấy mình hoàn toàn bật lực. Thấy cảnh của bà, Trúc muốn làm một cái gì đó cho bà, nhưng ởmột nước có nhiều luật lệ thì mọi chuyện đôi khi lại không đơn giả. Trúc choàng tay qua vai bà Tám dỗdành.
- Thôi bác cũng đừng buồn. Anh Quân thương bác nhưng có lẽ anh ấy cũng thấy khó xử khi chịkhông bằng lòng. Hơn nữa với địa vị của anh vàvới luật pháp ở đây, anh ấy không thể để bác ởdưới cave đâu. Bác đừng buốn, cháu thu xếp thìgiờ để có thể đến thăm bác thường hơn.
- Cám ơn cháu. Cháu thật là tốt bụng nhưng bác cũng hình dung được công việc làm của cháu ởđây rất cực mà đồng lương thì cũng có phần bốc lột. Bác nhớ lại những năm đầu đến Pháp, bác buồn quá nhung sau dần dần rồi cũng quen, rồi nhờ chăm lo cho mấy cháu nội, tuy có cực nhưng vui vì thấy dù sao mình cũng giúp ích phần nào cho con cho cháu, sự có mặt của mình cũng không vô dụng. Xui thời vì té, không đi đứng được như trước nhưng khổ nỗi cái đầu chưa lúlẩn. Bác còn may vá, làm bánh trái được. Bác chỉbuồn là muốn quay trở lại quê hương nhưng bác dấu chuyện buồn này không nói cho Nhung nóbiết chỉ sợ nó buồn thôi.
- Cháu nghe nói thủ tục xin trở về nước cũng không đơn giản cũng như lúc mình xin đi vậy.
- Bác cũng có nghe nhiều người nói như vây. Nghĩcuộc đời cũng buồn cười. Lúc xin đi thì mình chờ đợi từng ngày, để có được giấy xuất cảnh. Rồi chờ đợi để có tên trên danh sách chuyến bay.Ngày xưa khi đi thì bác cũng tưởng là vài năm sau đó thì bác có thể xin cho Nhung qua ở với bác nhưng thực tế không đơn giản như mình nghĩ. Bởi vậy sự lựa chọn nào cũng không biết làcó đúng hay không ? Con người đôi khi bị hối tiếc vì sự chọn lựa của mình. Đúng hay sai của cuộc đời chỉ là sự tương đối thôi, phải không cháu ?
- Cháu có mua cho bác một đòn chả lụa, nhưng cháu chỉ mang cho bác một miếng để ăn chiều nay thôi, vì luật cấm mang thức ăn từ bên ngoài vào.
Bá Tám cầm tay Trúc, vuốt nhẹ ;
- Cám ơn cháu. Cháu có lòng thương người, Tròi sẽban ơn cho cháu. Mai kia nến bác có qua bên kia thế giới bác sẻ phù hộ cho cháu.
- Trời ơi, bác đừng nói như vậy, bác sẽ còn sống lâu mà.
- Sống lâu để làm gì khi thấy mình trở thành vôdụng và là gánh nặng cho nhiều người hả cháu ? Buồn một phần vì sự tật nguyền của mình nhưng nỗi buồn lớn nhất là mình cảm thấy bị bỏ rơi.
Câu nói tuy có vô tình của bà Tám nhung không khỏi làm cho Trúc chạnh lòng. Trúc cũng tưởng rằng, mình đi « lập nghiệp » nơi xứ người và sau thời gian yên nơi, yên chốn Trúc sẽ tìm cách lo cho ngoại vàmẹ sang đoàn tụ cùng với gia đình nhỏ của mình. Nhưng thời gian qua, cuộc sống cuốn hút, vật lộn đểcó dược công việc làm nhỏ nhoi, có giấy tờ hợp lệ đểđược định cư, nhưng số lương khiêm nhường kia, căn nhà với diện tích qua nhỏ hẹp, Trúc vẫn chưa thưc hiện được lời hứa kia.
- Trúc ơi, sao cháu có vẻ buồn như vậy ?
- Dạ nghe bác nòi chuyện làm cháu nhớ đến ngoại cháu, cháu cũng chưa làm gì để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của ngoại và lời ước nguyện cuối cùng của ngoại, là chết đừng thiêu mà cháu cũng thấy bất lực. Mẹ cháu còn sống bên nhà nhưng vơi số tiền gởi về hằng tháng cũng không đủ cho mẹ mình có một cuộc sống an nhàn như cháu vẫn hằng mơ ước. Cháu buồn vì sự bất lực và bất tài của mình. Cháu không dám nói để binh vực anh Quân nhưng cháu nghĩ có thể anh ấy cũng nằm trong hoàn cảnh khó xử ?
- Nghe cháu an ủi bác cũng đỡ buồn nhưng buồn làvì mình cứ nhìn thời gian trôi qua một cách vôích.
- Bác đã làm việc nhiều rồi, bây giờ bác có quyền nghỉ ngơi, đọc sách hay viết lách để có dịp trãi lòng mình trên những trang giấy. Hôm nào cháu ghé thư viện mang sách cho bác đọc.
- Nói chuyện với cháu bác thấy khuây khoả đôi chút. Nhưng khi còn lại một mình thì lại nhớ con, chớ cháu rồi lại buồn. Chắc có lẽ mình không còn những đam mê nào để cho mình quên đi những trống vắng của thời gian mà chỉ đắm chìm trong những nỗi buồn không lối thoát.
Mỗi người mỗi cảnh, ai cũng có những nỗi buồn. Ngày còn lại quê nhà, cũng như bao nhiêu người, nghĩ rằng sang xứ người mình sẽ có đời sống khảquan hơn, sẽ lo cho gia đình một cách thiết thực hơn. Nhung đụng chạm với thực tến thì mội nơi, mỗi người đều có những khó khăn, trở ngại mà mình phải vưọt qua. Tháng năm trôi qua nhanh, đôi khi nhìn ngược lại thời gian bỏ lại sau lưng, có những điều mình cảm thấy muộn màng. Ngày bước chân lên máy bay với niềm tin và hi vọng tràn trề, với quyết tâm mình sẽ thực hiện được giấc mơ, bài hát mà anh Trúc đã viết tặng cho Trúc ngày Trúc từ giả gia đình nhưcòn văng vẳng đâu đây :
« Vẫy tay chào em với tất cả lòng yêu thưong ở trong tim ;
Ngày mai với bầu trời xanh, mộng ước xanh »
Màu xanh là biểu tượng của niềm tin và hi vọng. Khi đặt chân lên phi trường Roissy, rồi với những ngày dài sắp hàng để làm thủ tục cư trú. Sự tật nguyền vềngôn ngữ những kinh nghiệm làm việc ở quê nhàkhông giúp cho Trúc tìm được việc làm. Tuổi không còn trẻ để trở lại trường cho đủ kiến thức thích hợp với môi trường mới. Nhu cầu ăn ở, lòng tự ái không cho phép Trúc tiếp tục ăn bám vào người th
Bà Tám ngồi trên chiếc xe lăn, nhìn ra cửa sổ. Bà vẫn thường ngồi hằng giờ như vậy, nhìn thời gian trôi qua một cách chậm chạp.
Bụi tuyết trắng xóa, bay lả tả như bông gòn, chốc lát phủ đầy các cành cây trụi lá. Bầy chim se sẻ quen thuộc, thường hay bay đến cửa sổ để ăn những hạt cơm trắng xoá, hôm nay bà không còn thấy nữa, có lẽvì bên ngoài trời quá lạnh nên chim ẩn mình trong tổấm ?
Bà ngồi một mình, nhìn mùa đông trôi qua. Co ro trong chiếc áo len, trên vai phủ thêm một khăn choàng cũng bằng len mà Nhung, con gái đã đan tặng bà khi bà lìa đất nước thân yêu. Từ giã đứa con gái ngoan hiền để đi đến một vùng trời thật xa, một nơi mà khí hậu hoàn toàn ngược với quê hương bà, chuyến ra đi của bà gọi là « đoàn tụ » cùng gia đình Quân, đứa con trai mà bà đã từng đặt tất cả tình thương và hi vọng ngay từ thuở bé.
Bà còn nhớ khi ở quê nhà, bà không bao giờ hình dung mình có thể chịu đựng được cái lạnh như cắt da ở đây. Nhưng rồi ở đâu rồi thì cũng phải bắt buộc thích nghi để mà sống. Cuộc đời bà luôn luôn bận rộn, làm việc, giúp đỡ mọi người. Cả quảng đời thanh xuân, bà luôn luôn một mình, một thân một mình lận đận nuôi con vất vả ngược xuôi để mong cho con cái nên người. Nay phải đành gò bó trong chiếc xe lăn, trong một căn nhà gọi là « Nhà dưỡng lão », dành cho những người già cả, cho những cha mẹ vì tuổi già, đau ốm bịnh tật, trở thành gánh nặng cho con cái. Một cuộc sống vô ích và gần như là một nhà tù giam lỏng !
Hai chân bà bị bại sau lần trợt té trong nhà tắm. Tuy nhiên đầu bà vẫn còn sáng suốt, hai bàn tay bà vẫn còn khéo léo để lo được những buổi cơm nóng canh sốt cho vợ chồng Quân, vẫn còn may vá quần áo được cho mấy đứa cháu của bà, Xuân Mai, Anh Đào, Quang Minh và Quang Sơn, là những đứa cháu nộicưng thương của bà. Và cũng chính bà đã từng chăm sóc chúng khi mới lọt lòng. Nhưng từ khi bà phải ngồi xe lăn, sự di chuyển của bà trên chiếc xe làm vướng chân Xuân Lan, đứa con dâu mà bà đã cầm trầu cau đi cưới hỏi cho con mình sau khi Quân tốt nghiệp bằng bác sĩ ở Pháp, trở về nước để làm việc.
Vì hoàn cảnh đất nước đổi thay, Quân cùng vợ và hai đưa con lớn, Xuân Lan, Anh Đào sang Pháp. Sau một thời gian định cư, vợ chồng Quân làm giấy tờ để rước bà sang, để lo cho mẹ lúc tuổi già. Bà Tám cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của con trai nhưng không nỡ bỏ Nhung trên đất nước nghèo nàn còn nhiều khókhăn. Nhung thưong mẹ và nghĩ rằng anh mình cóđịa vị, nhà cửa sang trọng đầy đủ tiện nghi mới cókhả năng để lo cho mẹ chu đáo hơn mình. Nhung thương mẹ nhưng hoàn cảnh gia đình Nhung thiếu trước hụt sau, Nhung tự thấy mình không thể nào lo cho mẹ chu toàn được nên đành bấm bụng khuyên mẹ nên đi.
Nhưng khi đặt chân lên đất Pháp, dân dần bà hiểu ra là vợ chồng con trai cần một người «vú em », một người giúp việc không lương. Tuy nhiên tình thương con và cháu làm cho bà có thể chịu đựng tất cả. Sau đó con dâu lại sanh thêm hai cháu nội trai, Quang Minh và Quang Sơn. Vui vì được quây quần bởi những đứa cháu xinh xắn, ngoan ngoãn, bà cứ quần quật cả ngày với mấy đứa cháu, và thêm công việc nhà. Đưa cháu đi mẫu giáo, rước về cho ăn cơm rồi để Minh và Sơn trên xe, đưa hai cháu gái trở lại trường. Về nhà lo cơm chiều, tắm rửa cho mấy cháu. Còn con dâu bà thì hết đi học đàn, rồi đi tập thể thao cho đẹp người. Thời gian trôi qua nhanh, đâu tóc bàbạc nhanh, lưng bà như còng xuống vói sức nặng củathời gian. Nhìn các cháu lớn nhanh, mạnh khoẻ vàthương bà nên bà thấy lòng mình ấm lại vì dù sao sựcó mặt của bà cũng ích lợi cho con cho cháu. Ngoài ra bà còn được tiền trợ cấp của nhà nước cho ngưòi già không lợi tức. Con bà lúc bảo lãnh bà sang, bàkhông hiểu con bà đã làm giấy tờ như thế nào mà bàcó được mỗi tháng một ít tiền túi. Nhờ vậy mà bà cóđược chút đỉnh tiền riêng và nhín nhúc để gởi cho Nhung. Bà không hề hở môi cho con gái biết những vất vả của bà với gia đình Quân.
Tuy nhiên sức ngưòi có hạn, bà ngả bịnh, bà té trong nhà tắm, hai chân bị bại. Mọi cử động của bà trở nên chậm chạp. Sư di chuyển trên chiếc xe lằn làm vướng chân mọi người trong nhà. Nay mấy cháu lớn, ăn ở« căng tin » nên sự có mặt của bà không còn cần thiết như xưa. Con trai và con dâu quyết định đưa bà vào ởđây.
Ba đã khóc hết nước mặt, năn nỉ con cho bà được trởvề căn phòng nhỏ trên grenier. Chiếc xe lăn không thể đưa lên trên đó, sư có mặt của bà làm choáng chật nhà, cho nên dù bà có khóc hết nước mắt cũng không lay chuyển được lòng con dâu.
- Chào Bác Tám ! Bác khỏe không ? Bác ăn điểm tâm đi để còn sửa soạn để con và cháu bác đến thăm bác chứ.
Gịong nói quen thuộc và dịu dàng của Trúc, người giúp việc ở nhà dưỡng lão này, là người duy nhất nói cùng tiếng nói với bà và cũng là người thấu hiểu hoàn cảnh của bà. Nếu không ngoài ra chung quanh bà chỉlà bốn bức tường và chung quanh chỉ là những người khác ngôn ngữ nên bà cảm thấy thật là lẻ loi, đơn độc.
- Cháu mới tới đó hả, nãy giờ bác có ý trông cháu. Ngồi bên cửa sổ nhìn tuyết rơi, bác thấy nhớ nhàlàm sao. Ở đây riết rồi bác cũng không cò nhớngày tháng gì nữa. Mà thôi nhớ làm gì vì ngày nào thì cũng như ngày nấy thôi !
Trúc nhìn bà mỉm cười, dịu dàng đến giúp bà đẩy xe về phía bàn ăn nhỏ, vừa là bàn ăn mà cũng vừa là bàn nhỏ để bà có thể viét lách khi buồn.
Trúc đặt mâm điểm tâm gồm có một tách cà phê sữa, hai miếng bánh mì nướng, mứt, mật ong, sữa chua.
Bà Tám nhìn Trúc, buồn bã, cười :
- Nghĩ lại mình là người Việt mà phải ăn mãi những món này, đôi khi bác nhớ đến tô hủ tiếu, hay tôphở bốc khói với mùi thơm mà thèm. Nhưng thôi dù sao mình cũng có thức ăn ngày hai bữa, chung quanh mình còn biết bao nhiêu người nghèo đói, không nhà không cửa phải không cháu ?
- Dạ ! Hôm nay con không thể ở lại lâu để chuyện với bác được vì có hai người nghỉ bịnh nên thiếu người phục vu.
- Thôi cháu lo đi làm đi. Bao giờ rảnh thì xẹt qua chơi nghen.
- Bác ăn ngon nhen. Nhưng bác nhớ là hôm nay bác có gia đình đến thăm. Con không hứa nhưng mai con sẽ ghé.
Bà Tám gật đầu buồn bã nhìn theo bóng Trúc với chiếc xe nặng trĩu các mâm thức ăn khuất dần trong hành lang dài hun hút, Ở đây mỗi người mỗi cảnh, tuy nhiên mọi người giống nhau ỡ tuổi già và đa số lànhững người tàn tật không còn tự túc được để lo thân. Con cái phần bận rộn với cuộc sống, phần vì sự tật nguyền của cha mẹ già trở nên một gánh nặng. Nhìn các cu già đầu tóc bạc phơ, lưng còng xuống với sức nặng của thời gian, tay run rẩy, có người không còn đủ sức đưa thức ăn vào miệng. Các cụ đã từng dìu dắt con mình trong những bước đi đầu tiên. Lo cho con từng miếng ăn, giấc ngủ khi con còn nằm nôi. Nhưng đến khi cha mẹ già không còn đủ sức nữa, con cái cóphần vì cuộc sống bon chen, vật lộn với miếng ăn, hoặc không còn sự kiên nhẫn để chịu đựng thêm gánh nặng nên đành phải đưa cha mẹ vào đây. Ở đây dù miếng ăn, thức uống không thiếu gì, có nệm ấmchăn êm. Nhưng nơi đây con người chỉ thiếu tình thương, thiếu lời han hỏi, thiếu bàn tay nâng đỡ. Con người đôi khi không phải chỉ cần ăn mặc, mà con người cần có tình thương. Những tâm hồn cô đơn, thiếu sự trau đổi bằng lời nói nên những người già sẽgià đi một cách mau chóng, trí nhớ sẽ mất dần. Ngườigià còn đódù đầu óc còn minh mẫn nhưng thân xácnhư những cành cây khô cằn.
Ngoài hàng lang dài hun hút, Trúc với chiếc xe đẩy đầy thức ăn, phải mang vào phòng cho mọi người. Trúc phải phân phối cho kịp giờ.
- Cô Trúc ơi ! Mở dùm tôi hộp sữa chua.
- Cô Trúc ơi ! Ở lại với tôi một chút
- Cô Trúc ơi ! Đỡ dùm tôi lên giường.
Tứ ngoài hành lang Trúc nghe nhũng lời kêu than của những người cô đơn, cần tình thương. Tiếng kêu của những người không còn sức kháng cự, đấu tranh. Tim Trúc nghe nhói đau. Riêng Trúc, Trúc cũng có những nỗi buồn, những ray rức, ngày Trúc rời bỏ quê hương ra đi, ngoại Trúc cũng cao tuổi, mắt ngoại đã mờ. Ngoại cũng đã quên nhiều nhưng ngoại vẫn biết được là Trúc sẽ đi xa, rất xa và không biết ngày nào trở về.
- Con đi Tây hả con ? Ngoại không biết bao giờ con mới trở về để thăm ngoại. Ngoại nhớ, ngày tiển đưa dì con lên tàu đi về Pháp, cũng lâu rổi mà dìcon cũng không thấy trở về thăm ngoại như dì đãhứa. Con đi rồi thì chắc cũng không biết bao giờngoại được gặp lại con. Nhưng thôi ngoại già rồi thì rồi ngọai cũng đi theo ông bà. Con còn trẻ, phải đi để mà lo tương lai cho hai nhỏ. Thôi con cũng đừng lo cho ngoại, dù gì chăng nữa ngoại còn má con. Con đi mạnh giỏi, bao giờ làm ăn cótiền thì gởi về cho má con ; tội nghiệp má con cũng cực khổ cả đời cho đến giờ này cũng không giàu có gì.
Tình thương của bà và mẹ dành cho Trúc lúc nào cũng tràn đầy, chăm lo cho Trúc từ tấm bé, cho nên dù lớn lên vắng bóng người cha mà Trúc không hềthấy sự trống vắng. Ngày nay lớn lên, đã thành người nhưng tự hỏi mình đã làm gì để đáp lại công ơn dưỡng dục kia ? Làm việc vất vả, không một ngày nghỉ nhưng số tiền kiếm ra được nơi xứ lạ quê người, chưa cho phép Trúc làm được gì cụ thể cho người mình thương. Trúc tự thẹn với lòng. Ngày Ngoại ra đi vĩnh viễn, Trúc vừa mới nhận việc làm, giấy tờ đươc nhận cư ngụ chưa chính thức, không được về nhìn thấy mặt ngoại lần cuối, mỗi khi nhớ lại Trúc cảm thấy ray rức vì chưa được đáp đền cho ngoại như đãtự hẹn với lòng. Nay ngoại đã ra người thiên cổ, Trúc đã làm được gì cho mẹ mình ? Tương lai của Trúc nơi đây là gì ? Là mỗi ngày làm công việc nhỏ nhoi, không tương lai, chỉ mong sao có dược cơm ăn ngày hai bữa, có chỗ cư ngụ, chỉ với niềm hi vọng mong manh là cho con có tương lai, có thể đi học xa hơn nữa. Niềm hi vọng này giúp Trúc cò thêm can đảm đểlàm công việc mà mình không thích hợp.
Cảnh các cụ già ở đây cũng là hình ảnh của ngoại, của mẹ. Trúc xúc động mổi khi nghe những tiếng kêu tuyệt vọng, những lời tâm sự buồn thảm của từng người, nơi đây cho dù có tiện nghi, nói rằng được chăm sóc thuốc men, dù có người lo cho những bữa ăn đầy đủ chất bổ. Tuy nhiên con người lại không đơn giản như vậy, ngoài vấn đề ăn ngủ, con người cần có tình thương, một lời thăm hỏi, một cái nhìn thương yêu. Có những ông bà, rất lâu không người thăm viếng, dần dần họ sống thu rút trong thế giới riêng, một thế giới gần như không còn ngôn ngữ nữa. Người giám đốc, vì muốn lãi xuất nhiều, nhân côngthì quá ít, nên những người « pensionnaires » không được chăm sóc tận tình. Trúc chỉ là người làm công, dù có muốn dừng lại để chuyện trò, giúp đỡ Trúc cũng không có đủ thì giờ. Trúc cố gắng trong công việc nhỏ nhoi này, hi vọng với một chút tình người hầu sưởi ấm được phần nào cho những người vì một lý do nào đó gần như bị bỏ rơi.
Ngoài giờ làm viện Trúc thường tìm thì giờ đến chuyện trò với các ông bà không có con cái đến thăm, mỗi người mỗi cảnh nhưng chung qui chắc cólẽ không ai muốn vào đây ở. Duy bà Tám vừa làngười đồng hương, vừa là hình ảnh của ngoại nên Trúc dành một tình cảm đặc biệt. Ngày hôm sau, sau giờ làm việc như đã hứa, Trúc ghé qua phòng thăm bà Tám. Đẩy cửa buớc vào phòng. Bà Tám vẫn còn ngồi trên chiếc xe lăn, xây lưng ra cửa, mắt vẫnhướng về cửa sổ, là một nơi duy nhất mà bà có thểthấy một chút cảnh vật bên ngoài. Ngoài trời đã sụp tối, ngang qua cửa sổ nhỏ, chỉ là một màu đen thẩm.
- Bác Tám ơi ! Bác nhìn gì đó, trời đã tối rồi ?
Không nghe trả lời. Trúc bước lại gần. Bác quay lại nhìn Trúc, cặp mắt đỏ hoe.
- Chuyện gì đó bác ? Sao bác khóc vậy ?
Bà Tám cầm tay Trúc, khóc nức nở :
- Cô Trúc ơi, ! Bác có tội tình gì đâu mà bây giời phải giam mình trong bốn bức tường như vầy ?
Bà thúc thích kể :
- Hôm qua thằng Quân nó điện thoại cho bác hay lànó không thể vô thăm bác được vì bận chuyện gia đình. Và cũng chính hôm qua bác nhận được thư của nó nói rằng bác ở chỗ này tốt lằm rồi. Quân cắt nghĩa khéo rằng, bác già rồi cần nghỉngơi yên tĩnh, không nên có ý nghĩ trở về nhà đểlàm gì. Bác có viết thư cho nó, năn nỉ vợ chồng nó cho bác được trở về nhà, dù phải ở dưới cavecũng được, miễn sao bác được thỉnh thoảng thấy mấy đứa nhỏ, và có cảm giác là mình không bịbỏ rơi. Ở đây cũng may nhờ có cháu thỉnh thỏang đến chuyện trò, nếu không thì bác cũng như người câm vậy thôi.
Trúc nghe lời than thở của bá Tám mà đau lòng nhung Trúc thấy mình hoàn toàn bật lực. Thấy cảnh của bà, Trúc muốn làm một cái gì đó cho bà, nhưng ởmột nước có nhiều luật lệ thì mọi chuyện đôi khi lại không đơn giả. Trúc choàng tay qua vai bà Tám dỗdành.
- Thôi bác cũng đừng buồn. Anh Quân thương bác nhưng có lẽ anh ấy cũng thấy khó xử khi chịkhông bằng lòng. Hơn nữa với địa vị của anh vàvới luật pháp ở đây, anh ấy không thể để bác ởdưới cave đâu. Bác đừng buốn, cháu thu xếp thìgiờ để có thể đến thăm bác thường hơn.
- Cám ơn cháu. Cháu thật là tốt bụng nhưng bác cũng hình dung được công việc làm của cháu ởđây rất cực mà đồng lương thì cũng có phần bốc lột. Bác nhớ lại những năm đầu đến Pháp, bác buồn quá nhung sau dần dần rồi cũng quen, rồi nhờ chăm lo cho mấy cháu nội, tuy có cực nhưng vui vì thấy dù sao mình cũng giúp ích phần nào cho con cho cháu, sự có mặt của mình cũng không vô dụng. Xui thời vì té, không đi đứng được như trước nhưng khổ nỗi cái đầu chưa lúlẩn. Bác còn may vá, làm bánh trái được. Bác chỉbuồn là muốn quay trở lại quê hương nhưng bác dấu chuyện buồn này không nói cho Nhung nóbiết chỉ sợ nó buồn thôi.
- Cháu nghe nói thủ tục xin trở về nước cũng không đơn giản cũng như lúc mình xin đi vậy.
- Bác cũng có nghe nhiều người nói như vây. Nghĩcuộc đời cũng buồn cười. Lúc xin đi thì mình chờ đợi từng ngày, để có được giấy xuất cảnh. Rồi chờ đợi để có tên trên danh sách chuyến bay.Ngày xưa khi đi thì bác cũng tưởng là vài năm sau đó thì bác có thể xin cho Nhung qua ở với bác nhưng thực tế không đơn giản như mình nghĩ. Bởi vậy sự lựa chọn nào cũng không biết làcó đúng hay không ? Con người đôi khi bị hối tiếc vì sự chọn lựa của mình. Đúng hay sai của cuộc đời chỉ là sự tương đối thôi, phải không cháu ?
- Cháu có mua cho bác một đòn chả lụa, nhưng cháu chỉ mang cho bác một miếng để ăn chiều nay thôi, vì luật cấm mang thức ăn từ bên ngoài vào.
Bá Tám cầm tay Trúc, vuốt nhẹ ;
- Cám ơn cháu. Cháu có lòng thương người, Tròi sẽban ơn cho cháu. Mai kia nến bác có qua bên kia thế giới bác sẻ phù hộ cho cháu.
- Trời ơi, bác đừng nói như vậy, bác sẽ còn sống lâu mà.
- Sống lâu để làm gì khi thấy mình trở thành vôdụng và là gánh nặng cho nhiều người hả cháu ? Buồn một phần vì sự tật nguyền của mình nhưng nỗi buồn lớn nhất là mình cảm thấy bị bỏ rơi.
Câu nói tuy có vô tình của bà Tám nhung không khỏi làm cho Trúc chạnh lòng. Trúc cũng tưởng rằng, mình đi « lập nghiệp » nơi xứ người và sau thời gian yên nơi, yên chốn Trúc sẽ tìm cách lo cho ngoại vàmẹ sang đoàn tụ cùng với gia đình nhỏ của mình. Nhưng thời gian qua, cuộc sống cuốn hút, vật lộn đểcó dược công việc làm nhỏ nhoi, có giấy tờ hợp lệ đểđược định cư, nhưng số lương khiêm nhường kia, căn nhà với diện tích qua nhỏ hẹp, Trúc vẫn chưa thưc hiện được lời hứa kia.
- Trúc ơi, sao cháu có vẻ buồn như vậy ?
- Dạ nghe bác nòi chuyện làm cháu nhớ đến ngoại cháu, cháu cũng chưa làm gì để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của ngoại và lời ước nguyện cuối cùng của ngoại, là chết đừng thiêu mà cháu cũng thấy bất lực. Mẹ cháu còn sống bên nhà nhưng vơi số tiền gởi về hằng tháng cũng không đủ cho mẹ mình có một cuộc sống an nhàn như cháu vẫn hằng mơ ước. Cháu buồn vì sự bất lực và bất tài của mình. Cháu không dám nói để binh vực anh Quân nhưng cháu nghĩ có thể anh ấy cũng nằm trong hoàn cảnh khó xử ?
- Nghe cháu an ủi bác cũng đỡ buồn nhưng buồn làvì mình cứ nhìn thời gian trôi qua một cách vôích.
- Bác đã làm việc nhiều rồi, bây giờ bác có quyền nghỉ ngơi, đọc sách hay viết lách để có dịp trãi lòng mình trên những trang giấy. Hôm nào cháu ghé thư viện mang sách cho bác đọc.
- Nói chuyện với cháu bác thấy khuây khoả đôi chút. Nhưng khi còn lại một mình thì lại nhớ con, chớ cháu rồi lại buồn. Chắc có lẽ mình không còn những đam mê nào để cho mình quên đi những trống vắng của thời gian mà chỉ đắm chìm trong những nỗi buồn không lối thoát.
Mỗi người mỗi cảnh, ai cũng có những nỗi buồn. Ngày còn lại quê nhà, cũng như bao nhiêu người, nghĩ rằng sang xứ người mình sẽ có đời sống khảquan hơn, sẽ lo cho gia đình một cách thiết thực hơn. Nhung đụng chạm với thực tến thì mội nơi, mỗi người đều có những khó khăn, trở ngại mà mình phải vưọt qua. Tháng năm trôi qua nhanh, đôi khi nhìn ngược lại thời gian bỏ lại sau lưng, có những điều mình cảm thấy muộn màng. Ngày bước chân lên máy bay với niềm tin và hi vọng tràn trề, với quyết tâm mình sẽ thực hiện được giấc mơ, bài hát mà anh Trúc đã viết tặng cho Trúc ngày Trúc từ giả gia đình nhưcòn văng vẳng đâu đây :
« Vẫy tay chào em với tất cả lòng yêu thưong ở trong tim ;
Ngày mai với bầu trời xanh, mộng ước xanh »
Màu xanh là biểu tượng của niềm tin và hi vọng. Khi đặt chân lên phi trường Roissy, rồi với những ngày dài sắp hàng để làm thủ tục cư trú. Sự tật nguyền vềngôn ngữ những kinh nghiệm làm việc ở quê nhàkhông giúp cho Trúc tìm được việc làm. Tuổi không còn trẻ để trở lại trường cho đủ kiến thức thích hợp với môi trường mới. Nhu cầu ăn ở, lòng tự ái không cho phép Trúc tiếp tục ăn bám vào người th