• Home
  • Nhà Bếp Diễm Đào - RECETTES
  • Tranh - Peinture
  • Chuyen Ngan - Nouvelles
  • Trước Đèn Xem Sách- Lecture: Coups De Coeur
  • Thơ Văn - Poemes
  • Chuyện của Những Tác Giả Khác — Autres Auteurs
  • Góc Vườn Nhỏ - Un Coin de Jardin
  • Đàn Ca Nhạc Cổ Musique Traditionnelle
  • Hình Kỷ Niệm những Năm Học Gia Long- Les Photos a Gia Long
  • Contact
  • Lời Nhận Xét Của Đoc Giả
  • Nhạc Cổ Điển của Theodore Duong - Musique Classique composee par Theodore Duong
DIEMDAO
Picture
HAT RU VIET NAM

Hát Ru là một bài hát du dương êm đềm, để ru trẻ ngủ. Mỗi một dân tộc có một nền văn hóa riêng nhưng các bài hát ru lại có chung một mục đích là dỗ trẻ vào giấc ngủ.
Độc đáo và đầy thi vị trong cơ cấu âm điệu , đặc biệt trong sắc thái, nên hát ru VN có điểm khác biệt với các điệu hát ru khác trên thế giới.
Vi chủ đề quá rộng lớn và các điệu hát ru thì quá phong phú nên tôi chỉ xin trình bày các điệu hát ru VN của người Kinh.
Tuy có cùng 1 ngôn ngữ nói và viết nhưng mổi Miền vẫn giử những phong tục tập quán riêng biệt vớí nhửng âm sắc và thổ âm khác nhau.
Tiếng ru của nguời mẹ hát ru con, người chị hát ru em hay đôi khi của người bài hát ru cháu luôn đi kèm với sự hiện diện của người hát.
Không ai biết Hát Ru xuất hiện từ lúc nào.
VN là một nước nông nghiệp với khoảng 80% dân số là nông dân tập trung sống ở những vùng đồng ruộng. Ngày xưa ở thôn quê, ai ai cũng phải góp phần vào kinh tế gia đình
Đâu đâu cũng thấy có sự hiện diện của người mẹ VN : cùng chồng gánh vác công việc đồng áng trong mùa gặt, ở nhà họ lại làm đủ mọi việc, nhất là chăm sóc con dại, cho con bú và ru con ngủ.
Hát Ru gắn liền với sự hiện diện của ngừơi mẹ. Mẹ khe khẻ thì thầm hát những bài hát ru với những lời lẽ đơn sơ mộc mạc, có những lúc mẹ mượn những lời ru để bày tỏ nổi lòng của mình, có lúc mẹ hát lại những bài ca dao hoặc tục ngử mà mẹ đã được nghe lúc còn bé.
Trong cuốn « Văn chương truyền khẩu dân gian VN” (tr.1), ông Võ Thu Tịnh có viết : Từ một thuở nào xa lắm, đã thấy xuất hiện tục ngử, ca dao và các câu truyện cổ dân gian, và những bài hát này được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lời lẽ được thay đổi theo từng thời đại cho đến bây giờ, không biết ai là tác giả.
Đa số những bài hát ru được cấu trúc theo thể lục bát, một thể thơ đặc biệt của VN
Thể lục bát là kết quả biến dạng của ngạn ngử và tục ngử qua 1 quá trình dài mà cả hai giới trí thức và đại chúng bình dân đã kiên trì đóng góp (trích trong sách “Văn chương dân gian VN” cua ông Dương đình Khuê – T46)
Trong sách ”Tìm Hiểu VN”, (Connaissances du Vietnam), 2 tác gỉả Pierre HUARD và Maurice DURAND đã xếp thể lục bát như 1 dạng thơ đặc biệt của VN (P290) :
Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng, khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
Thông thường các bài hát ru được thể hiện bằng những câu lục bát, cứ hết 1 vế 6 lại tiếp theo 1 vế 8. Từ cuối của vế 6 phải hợp vần với từ 6 của vế 8 kế tiếp …
Trong cuốn “Văn chưong truyền khẩu dân gian VN” của ông Võ Thu Tịnh (T17) thơ lục bát lại được phân theo sơ đồ cấu trúc (thể thức) như sau :
1)………………..a (chử cuối của vế 6)
2)………………..a………b (a là chử thứ sáu và b là chử cuối của vế 8)
1)………………..b (chử cuối của vế 6)
2)………………..b (chử thứ sáu của vế 8)
Mỗi một miền có một cấu trúc riêng, ngử điệu lại khác hẳn nhau, cho thấy hát ru VN thật là độc đáo !
Cuốn “Hát ru và hát răn” của tác gỉa Đỗ Lâm Chi Lan (p23) lại cho thấy :
Điệp khúc hát ru miền Bắc : à ơi ả ơi
Điệp khúc hát ru miền Trung : à a ới ơi
Điệp khúc hát ru miền Nam : ầu ơ ví dầu
Theo tác gỉa, các bài hát ru có thể được chào đầu bằng một nhóm chủ đặc biệt như :
- Ru hơi, ru hỡi, ru hời
- Bồng, bồng …
- Cái bống, hoặc bống bống, bang bang : cá bống là một loai cá bé có vảy óng ánh rất đẹp mắt và ăn rất ngon, chỉ biểu hiện cho pháí nử và được chỉ định rõ bằng chử “cái”
- Con cò hoặc cái cò thì có thể biểu hiện cho phái nam hoặc phái nử tùy theo cách chỉ điễm “cái” hoặc “con”
Trong quyễn “Mẹ hát ru” của Nguyển Hửu Thu, (T 32), ta thấy có sáu điệp khúc như sau :

À a à à ơi i
Hạ hơì hạ hơĩ hạ hơi
Ơi hơi ơi hơĩ, hơì hơi
Hạ hơì, hạ hơĩ hà hơi
Ru hơì, ru hơĩ, ru hơì
Bồng bồng bong bống bang bang

Theo tác gỉả, trong một bài hát ru, vừa có mở đầu vừa có kết cục
À a à, à ơi :
điệp khúc này có thể xử dụng để hát mở đầu, nhưng thường thì được hát để kết thúc
Thí dụ :
1/ Bồng bồng bống bống bang bang (mở đầu)
Mẹ yêu bống bống càng làm thơ
À a à , à ơi ….. (ket thuc)
2/Hời hời hơi hỡi hời hơi …. (mở đ ầ u)
Lọt lòng xưa chưã biết gì
Nay ta đã lớn phải suy cho rành
A a à, à ơi (kết cuộc)
Mỗi tác gỉả có một lối dẫn khác nhau về điệp khúc nhưng hát ru miền Nam thì lúc nào cũng là :
« ầu ơ ví dầu ».
Có lẽ khí hậu đã ảnh hưởng đến cách ru con của các bà mẹ ba miền Nam, Trung, Bắc chăng ?
Bà mẹ miền Bắc, có thể do khí hậu ẩm lạnh, dù đứng hoặc ngồi, thường bế trẻ trên tay. Khi hát ru, bà đông đưa tay qua lại
Ở Miền Trung, các bà mẹ lại đặt trẻ vào 1 cái nôi có dạng 1 cái giỏ bằng tre mắc vào những sợi thừng. Họ nối vào nôi 1 sợi dây để tiện tay nắm lấy dây đưa đẩy nôi như vậy họ vừa hát vừa may vá đựơc
Trái lại ở miền Nam, khí hậu nóng bức hơn, trẻ ngủ trên võng được mẹ đưa đều tay
Võng đong đưa qua lại làm cho trẻ được mát mẽ, tiếng võng kẻo kẹt hòa với tiếng hát ru êm đềm trở thành 1 điệu nhạc muôn thuở khắc sâu vào tâm hơn dân tộc VN
Võng là 1 công cụ quen thuộc của dân tộc VN : trong bài « Cáí võng » ở trên mạng www.hamac.htm
Đố ai nằm võng không đưa
Ru con không hát, đò đưa không chèo
Hát ru VN đóng vai trò tập cho trẻ thơ nhận định được các đồ vật đơn sơ hoặc các con thú để rồi trong tương lai hướng chúng về các chủ đề khác :
Chủ đề về thú vật :
Con mèo, con chó có lông
Bụị tre có mắt, nồi đồng có quai

Ví dầu cá bóng hai hàng,
Cá trê hai ngạnh, tôm càng hai râu

Chủ đề ngư ông :
Chiều chiều Ông Ngự ra câu
Cáí ve, caí chén, cái bầu sau lưng

Chủ đề về lòng hiếu thảo :
Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chử hiếu mới là đạo con

Chủ đề về ẩm thực, cách thức nấu ăn :
Ví dầu con cá nấu canh
Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm

Bậu câu cá bóng chặt đầu kho tiêu
Kho tiêu, kho ớt, kho hành
Kho ba lưọng thịt để dành em ăn

Và một số bài hát ru mà người mẹ mượn lời để gởi cho ông chồng bạc bẻo thay lòng đổi dạ:
Gió đưa buội chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
Con thơ tay ẵm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng đầu đội thúng bông
Chủ đề hát ru rất dồi dào nhưng chủ yếu là răn dạy, truyền thụ kinh nghiệm hoặc là diễn tả tình cảm của người mẹ, người chị.
Những bài hát ru cũng là những bài học âm nhạc đầu tiên của trẻ;
Qua các chủ đề hát ru, trẻ tập tễnh học cả tiếng mẹ đẻ lẩn âm nhạc. Trong tương lai, những yếu tố đó sẽ góp phần cho sự sáng tạo những bài dân ca như những điệu Hò, Lý, Hát Đối, Hát Quan Họ…
Thật vậy Hát Ru đã đóng góp không ít cho nền văn hóa VN thêm phong phú
Hiện nay, ta không còn được nghe những tiếng hát ru ở những vùng thôn quê thì còn mơ chi ở thành thị. Đó là 1 hiện tượng của xã hội hiện đại chăng ?
“Vậy mà từ khi trở lại làng xưa, tìm con đường cũ, đi vào cả xóm vắng, cũng không nghe được câu hát ru em nào cả (“Tản mạn tiếng hát ru” của GS Trần Văn Khê trên mạng www.hat-ru.htm)
Hát Ru là một trong những tài sản của dân tộc ta, nếu bị mai một thất truyền như vậy thật là đáng tiếc ! Ta phải làm sao để bảo tồn được nó?
Trong “Tản Mạn Về Tiếng Hát Ru “GS Trần Văn Khê đã viết :
“Có những nhà văn, nhà thơ đã nghiên cứu tìm tòi những lời hát ru để phổ nên những khúc hát ru mới cho thich ứng với đời sống hiện nay, như nử sỉ Lê Giang ở Việ Nam, Lệ Vân, Ngọc Sương ở Canada. Hiện nay có khá nhiều băng dỉa hát ru đựoc phát hành, chứng tỏ là trong xã hội Việt Nam ta hiện nay vẫn còn có người thích hát ru”
Năm 1989, Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc VN ở TP Hồ Chí Minh, với sự hổ trợ của Ban Thông Tin Văn Hóa, đã cộng tác với Đài TruyềnHình TP Hồ Chí Minh tổ chức Đạị Hội Liên Hoan về Hát Ru
(Ở mạng www.Vietnamnet, và trong bài “Ông Bà đi nhặt Hát Ru” của Võ Tiến) : Nử sỉ Lê Giang và chồng là nhạc sỉ Lư Nhất Vủ tiếp tục tìm tòi góp nhặt những bài hát ru của dân tộc kinh và các dân tộc thiểu số ở VN. Quyển “Hát Ru VN” với 75 bài hát ru của đồng bào Kinh và 77 bài hát ru của đồng bào 25 dân tộc thiểu số được phát hành mới đây là kết quả của quá trình 25 năm tìm tòi nghiên cứu trong những điều kiện chật vật eo hẹp.
Kết quả sự tìm tòi nghiên cứu của họ chẳng những đã đóng góp duy trì cho sự phong phú của nền văn hóa VN mà còn tạo nên niềm cảm hứng trong việc phát triển sáng tạo những điệu Hò , điệu Lý. Nhà tơ Nguyển Duy trong bài “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” đã nhắc đến việc Hát Ru góp phần tạo nên bản sắc của người VN.
Kết luận
Cuộc sống hiện tại ở VN có khuynh hướng xóa đi những dấu vết của nền văn hóa truyền thống
Thật vậy, hiện nay việc trao đổi quan hệ với những nền văn hóa khác thông qua các kỹ thuật thông tin hiện đại đã dẩn đến 1 hiện tượng giao tiếp văn hóa
Điều không thể chối cải được là ta không còn hoặc hiếm khi đựơc nghe những câu hát ru em.
Hát Ru luôn phản ảnh một sự luyến tiếc, là biểu hiện tình thương của mẹ dành cho con. Có lẽ nào Hát Ru rồi sẽ bị mai một đi ?
Quá trình lịch sử VN cho ta thấy là Hát Ru đã giữ vai trò tập cho trẻ nói tiếng mẹ đẻ và dạy chúng hát. Hát Ru là 1 tài sản toàn diện và là bản sắc của dân tộc VN. Nếu không tránh khỏi được c sự mất mát nay, thì nhất thiết ta phải dự trù để thay thế nó trong cái bản sắc đó. Vậy ta phải lấy yếu tố nào để thay thế nó đậy ?

Người viết : Diễm Đào

Người dịch : Lệ Dung




Proudly powered by Weebly
  • Home
  • Nhà Bếp Diễm Đào - RECETTES
  • Tranh - Peinture
  • Chuyen Ngan - Nouvelles
  • Trước Đèn Xem Sách- Lecture: Coups De Coeur
  • Thơ Văn - Poemes
  • Chuyện của Những Tác Giả Khác — Autres Auteurs
  • Góc Vườn Nhỏ - Un Coin de Jardin
  • Đàn Ca Nhạc Cổ Musique Traditionnelle
  • Hình Kỷ Niệm những Năm Học Gia Long- Les Photos a Gia Long
  • Contact
  • Lời Nhận Xét Của Đoc Giả
  • Nhạc Cổ Điển của Theodore Duong - Musique Classique composee par Theodore Duong