HÌNH ẢNH GẮN LIỀN VỚI TUỔI THƠ
HÌNH ẢNH GẮN LIỀN VỚI TUỔI THƠ.
« Bình mực không đổ ».
Một hôm thấy ngoại lấy lon sữa bò đã hết sữa, ngoại rửa sạnh, lấy đinh đục hai lổ hai bên bìa hộp, xỏ cọng kẽm để làm quai xách. Ngoại để bình mực vào giữa lon sữa, rồi cho cát ấn chung quanh.
Sáng hôm đó, tôi được mặc quần áo mới, cặp mới, và nhất là lon mực không đổ, có một không hai và cũng không giống ai trong trường. Những bạn học khác đếu có những bình mực đẹp hay là bình mực không đổ theo đúng kiểu, tôi không buồn và cũng không mặc cảm vì sự khác biệt, có lẽ nhờ vào tình thương ngoại của ngoại nên tôi vui mà có bình mực được chế biến đơn sơ này vì tôi biết ngoại luôn luôn làm cho tôi bằng với tình thương. Tôi không biết bình mực không đổ này được ai chế ra và từ lúc nào ?
Năm học đầu tiên của tôi ở trường tiểu học là năm 1954. Tôi còn nhớ ngôi trường này được xây cất rất đơn sơ, gần lề đường, chung quanh dường như chỉ là ruộng lúa và cũng khá xa nhà. Tôi nhớ lượt đi và về rất xa, dưới trời nắng chang chang. Muốn đi tiểu, trường không có toilettes, phải ra ngồi ở bờ ruộng.
Ngày đầu, tôi khóc sướt mướt, ngoại nhìn theo lắc đầu : « Tội nghiệp con tôi quá » Nhưng má tôi cương quyết : « Má không được chiều nó quá. Con nít tới tuổi thì phải đi học ». Nhưng rồi ngoại vẫn lén cho tôi nghỉ học và kết quả năm đó tôi phải học trở lại lớp một vì số ngày vắng mặt quá nhiều. Năm sau gia đình tôi dọn lên sài Gòn nên tôi may mắn được học ở trường tiểu học Bàn cờ, gần nhà, trường học khang trang hơn.
Ngoại tôi là người phụ nữ cứng rắn trong cuộc sống, một mình nuôi ba con thơ, rồi lo cho đàn cháu, không bao giờ than thở. Tuy nhiên ngoại thường yếu lòng chiều tôi như tục ngữ mình có câu : « Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà ».
Cho dù tôi có mất một năm học nhưng tôi thấy mình được lớn lên trong tình thương của ngoại và « bình mực không đổ » này ghi đậm mãi trong tâm tư tôi.
Mỗi hình ảnh, mổi đồ vật đều nhắc nhở cho chúng ta một kỷ niệm nào đó. Tôi được nuôi dưỡng và lớn lên trong tình thương của ngoại và mẹ, nhiều hình ảnh đưa tôi trở về những kỷ niệm êm đềm của thời thơ ấu !
« Chén thuốc Bắc »
Tôi còn nhớ câu « thuốc chi mà đắng như thuốc bắc ». Đúng vậy, lúc còn nhỏ, gia đình chúng tôi ở tỉnh Vĩnh Long. Lúc má đi làm ở Sài Gòn thì mọi việc trong nhà, chăm lo cho anh em chúng tôi, đều do một tay ngoại. Tôi còn nhớ ngay góc đường Phan Thanh Giản, gần một rạp hát bóng duy nhất của thành phố, tôi không còn nhớ tên, có một tiệm thuốc Bắc khá lớn. Người thầy thuốc là một người Hoa khá lớn tuổi, ông ngồi hằng ngày trong tiệm, nhìn người qua lại và khi có bịnh nhân đến, ông bắc mạch, rồi đi đến những ngăn tủ nhỏ, trong đó có những lá thuốc, ông chỉ cần mở ngăn tủ, cho tay vào hốt, và bỏ lên trên cân nhỏ. Tất cả những lá cây cỏ, được gói trong một tờ giấy hình vuông, cột thật gọn gàng, đưa cho người nhà của bịnh nhân và nói : «Thuốc này sắc ba chén còn lại tám phân… ».
Tôi cũng vẫn còn nhớ, mỗi khi chúng tôi ăn cam hay quít thì ông anh tôi bảo để dành vỏ quít cũng như vỏ cam, chúng tôi xỏ thành xâu, mang đến tiệm thuốc bắc này để được ông đổi cho vài mảnh quế ăn vào ngọt ngọt cay cay. Tôi vẫn còn nhớ mùi quế thơm thơm cay cay này. Bây giờ tôi thấy quế mua trong những tiệm thực phẩm không có mùi thơm cay của quế trong tiệm thuốc bắc.
Lớn lên tôi thắc mắc, tại sao mình ở miền nam mà phải uống thuốc bắc ? Tại sao không có thuốc nam ? Thì ra thuốc mà mình gọi là thuốc bắc là những loại thuốc được sử dụng trong Đông y của Trung quốc. Gọi là thuốc bắc để phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền ở Việt Nam. Có thể lúc tôi còn nhỏ, nơi tỉnh tôi ở có nhiều người Trung hoa nên mới có tiệm thuốc Bắc.
Chữa bịnh theo cách này có lẽ là rẻ tiền hơn theo tây học hay vì lúc đó ở tỉnh lẽ chưa có nhiều bác sĩ ? Chúng tôi lớn lên và được chữa trị bằng thuốc bắc. Những lúc tôi bị sốt nóng, ngoại đưa cho tôi chén thuốc bắc, với màu đen ngòm, mùi hôi của những lá cây, uống vào thì đắng không thể nào chịu nổi nhưng cũng vì thương ngoaị nên tôi ráng bưng chén thuốc uống với cả lòng tin đi theo lời cầu nguyện lâm râm của ngoại : « cầu xin Chuá và Đức mẹ phù hộ cho con tôi là…uống thuốc này mau hết bịnh » Lòng tin vào đấng thiêng liêng hay tình thương yêu lo lắng của ngoại hay công hiệu của nhưng dược liệu kia mà tôi hết bịnh và cũng chóng lớn. Khi bị nổi mụt nhọt thì dán thuốc dán con rắn, hủ thuốc có hình con rắn bên ngoài. Một loại như pommade màu đen, trét lên trên một miếng vải hình tròn cắt theo độ lớn của mục nhọt, chính giữa có chừa một lổ nhỏ. Pommade đó được đắp lên trên mục nhọt, vài ngày sau thì mục nhọt vỡ ra đầy mũ và máu, thế là hết bịnh.
Khi gia đình tôi dọn lên Sài gòn ở thì tôi không còn uống thuốc bắc nữa vì có người cậu họ đi học bác sĩ bên Pháp về, chúng tôi được chữa bịnh theo tây học từ đó.Nhưng mùi nồng và màu đen của thuốc vẫn còn ghi đậm trong tâm tư của tôi. Hình ảnh của tuổi thơ là những hình ảnh khó quên, nhất là nó gắn liền vào tình thương !
Trong lòng tôi tràn đầy những kỷ niệm dính liền với ngoại, với tuổi thơ đầy ấp tình thương. Đôi khi mình được thương và nuông chiều thì con người đâm ra ích kỷ chăng ? Đến khi trên đầu có hai thứ tóc, tôi mới nhận ra là mình là một đứa trẻ khá ích kỷ ! Sự ích kỷ là đầu mối của nhiều lỗi lầm khác.
Hi vọng rằng sự nhận thức lỗi lầm của mình tôi sẽ tránh đi phần nào những lỗi lầm khác đối với những người thân thương.
Mỗi khi nhìn ảnh ngoại trên bàn thờ, bao nhiêu hình ảnh thân thương dính liền với ngoại đưa tôi về với kỷ niệm của một thời thơ ấu êm đềm. Gia đình tôi không giàu có về vật chất nhưng tôi được giàu tình thương. Bên cạnh những tình cảm đó, tôi thường bị hối hận dầy vò mỗi khi nhớ lại là tôi chỉ nhận mà chưa làm được gì để đền đáp lại công ơn dưỡng dục của ngoại và của mẹ tôi ? Hiểu ra được sự thiếu sót của mình thì những người thương của mình không còn nữa. Giờ đây chỉ còn ảnh ngoại trên bàn thờ, tôi chỉ biết nhìn ảnh và xin lỗi ngoại về những thiếu sót, ích kỹ của mình !
Diễm Đào
Paris 9.4.2018
« Bình mực không đổ ».
Một hôm thấy ngoại lấy lon sữa bò đã hết sữa, ngoại rửa sạnh, lấy đinh đục hai lổ hai bên bìa hộp, xỏ cọng kẽm để làm quai xách. Ngoại để bình mực vào giữa lon sữa, rồi cho cát ấn chung quanh.
- Ngoại ơi ngoại làm gì đó ?
- Ngoại chế ra bình mực không đổ để cho con đi học trong vài ngày nữa.
- Ngoại ơi, con không muốn đi tới trường đâu. Ở nhà má dạy con học được rồi. Ngày nào má cũng cho con bài tập đồ và con biết đánh vần rồi, như vậy con còn tới trường làm gì ?
- Ừ ngoại cũng thấy vậy, tội nghiệp con đi học xa mà phải bắt đầu viết mực mà ở dưới này mình không mua được bình mực không đổ như ở trên Sài gòn. Nên ngoại chế ra bình mực cho con đi học. Thôi con ráng đi rồi từ từ ngoại sẽ nói với má để con ở nhà. Con thấy không, bình mực có cát chêm chặt, nên mực có đổ cũng chỉ đổ trong cát thôi.
Sáng hôm đó, tôi được mặc quần áo mới, cặp mới, và nhất là lon mực không đổ, có một không hai và cũng không giống ai trong trường. Những bạn học khác đếu có những bình mực đẹp hay là bình mực không đổ theo đúng kiểu, tôi không buồn và cũng không mặc cảm vì sự khác biệt, có lẽ nhờ vào tình thương ngoại của ngoại nên tôi vui mà có bình mực được chế biến đơn sơ này vì tôi biết ngoại luôn luôn làm cho tôi bằng với tình thương. Tôi không biết bình mực không đổ này được ai chế ra và từ lúc nào ?
Năm học đầu tiên của tôi ở trường tiểu học là năm 1954. Tôi còn nhớ ngôi trường này được xây cất rất đơn sơ, gần lề đường, chung quanh dường như chỉ là ruộng lúa và cũng khá xa nhà. Tôi nhớ lượt đi và về rất xa, dưới trời nắng chang chang. Muốn đi tiểu, trường không có toilettes, phải ra ngồi ở bờ ruộng.
Ngày đầu, tôi khóc sướt mướt, ngoại nhìn theo lắc đầu : « Tội nghiệp con tôi quá » Nhưng má tôi cương quyết : « Má không được chiều nó quá. Con nít tới tuổi thì phải đi học ». Nhưng rồi ngoại vẫn lén cho tôi nghỉ học và kết quả năm đó tôi phải học trở lại lớp một vì số ngày vắng mặt quá nhiều. Năm sau gia đình tôi dọn lên sài Gòn nên tôi may mắn được học ở trường tiểu học Bàn cờ, gần nhà, trường học khang trang hơn.
Ngoại tôi là người phụ nữ cứng rắn trong cuộc sống, một mình nuôi ba con thơ, rồi lo cho đàn cháu, không bao giờ than thở. Tuy nhiên ngoại thường yếu lòng chiều tôi như tục ngữ mình có câu : « Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà ».
Cho dù tôi có mất một năm học nhưng tôi thấy mình được lớn lên trong tình thương của ngoại và « bình mực không đổ » này ghi đậm mãi trong tâm tư tôi.
Mỗi hình ảnh, mổi đồ vật đều nhắc nhở cho chúng ta một kỷ niệm nào đó. Tôi được nuôi dưỡng và lớn lên trong tình thương của ngoại và mẹ, nhiều hình ảnh đưa tôi trở về những kỷ niệm êm đềm của thời thơ ấu !
« Chén thuốc Bắc »
Tôi còn nhớ câu « thuốc chi mà đắng như thuốc bắc ». Đúng vậy, lúc còn nhỏ, gia đình chúng tôi ở tỉnh Vĩnh Long. Lúc má đi làm ở Sài Gòn thì mọi việc trong nhà, chăm lo cho anh em chúng tôi, đều do một tay ngoại. Tôi còn nhớ ngay góc đường Phan Thanh Giản, gần một rạp hát bóng duy nhất của thành phố, tôi không còn nhớ tên, có một tiệm thuốc Bắc khá lớn. Người thầy thuốc là một người Hoa khá lớn tuổi, ông ngồi hằng ngày trong tiệm, nhìn người qua lại và khi có bịnh nhân đến, ông bắc mạch, rồi đi đến những ngăn tủ nhỏ, trong đó có những lá thuốc, ông chỉ cần mở ngăn tủ, cho tay vào hốt, và bỏ lên trên cân nhỏ. Tất cả những lá cây cỏ, được gói trong một tờ giấy hình vuông, cột thật gọn gàng, đưa cho người nhà của bịnh nhân và nói : «Thuốc này sắc ba chén còn lại tám phân… ».
Tôi cũng vẫn còn nhớ, mỗi khi chúng tôi ăn cam hay quít thì ông anh tôi bảo để dành vỏ quít cũng như vỏ cam, chúng tôi xỏ thành xâu, mang đến tiệm thuốc bắc này để được ông đổi cho vài mảnh quế ăn vào ngọt ngọt cay cay. Tôi vẫn còn nhớ mùi quế thơm thơm cay cay này. Bây giờ tôi thấy quế mua trong những tiệm thực phẩm không có mùi thơm cay của quế trong tiệm thuốc bắc.
Lớn lên tôi thắc mắc, tại sao mình ở miền nam mà phải uống thuốc bắc ? Tại sao không có thuốc nam ? Thì ra thuốc mà mình gọi là thuốc bắc là những loại thuốc được sử dụng trong Đông y của Trung quốc. Gọi là thuốc bắc để phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền ở Việt Nam. Có thể lúc tôi còn nhỏ, nơi tỉnh tôi ở có nhiều người Trung hoa nên mới có tiệm thuốc Bắc.
Chữa bịnh theo cách này có lẽ là rẻ tiền hơn theo tây học hay vì lúc đó ở tỉnh lẽ chưa có nhiều bác sĩ ? Chúng tôi lớn lên và được chữa trị bằng thuốc bắc. Những lúc tôi bị sốt nóng, ngoại đưa cho tôi chén thuốc bắc, với màu đen ngòm, mùi hôi của những lá cây, uống vào thì đắng không thể nào chịu nổi nhưng cũng vì thương ngoaị nên tôi ráng bưng chén thuốc uống với cả lòng tin đi theo lời cầu nguyện lâm râm của ngoại : « cầu xin Chuá và Đức mẹ phù hộ cho con tôi là…uống thuốc này mau hết bịnh » Lòng tin vào đấng thiêng liêng hay tình thương yêu lo lắng của ngoại hay công hiệu của nhưng dược liệu kia mà tôi hết bịnh và cũng chóng lớn. Khi bị nổi mụt nhọt thì dán thuốc dán con rắn, hủ thuốc có hình con rắn bên ngoài. Một loại như pommade màu đen, trét lên trên một miếng vải hình tròn cắt theo độ lớn của mục nhọt, chính giữa có chừa một lổ nhỏ. Pommade đó được đắp lên trên mục nhọt, vài ngày sau thì mục nhọt vỡ ra đầy mũ và máu, thế là hết bịnh.
Khi gia đình tôi dọn lên Sài gòn ở thì tôi không còn uống thuốc bắc nữa vì có người cậu họ đi học bác sĩ bên Pháp về, chúng tôi được chữa bịnh theo tây học từ đó.Nhưng mùi nồng và màu đen của thuốc vẫn còn ghi đậm trong tâm tư của tôi. Hình ảnh của tuổi thơ là những hình ảnh khó quên, nhất là nó gắn liền vào tình thương !
Trong lòng tôi tràn đầy những kỷ niệm dính liền với ngoại, với tuổi thơ đầy ấp tình thương. Đôi khi mình được thương và nuông chiều thì con người đâm ra ích kỷ chăng ? Đến khi trên đầu có hai thứ tóc, tôi mới nhận ra là mình là một đứa trẻ khá ích kỷ ! Sự ích kỷ là đầu mối của nhiều lỗi lầm khác.
Hi vọng rằng sự nhận thức lỗi lầm của mình tôi sẽ tránh đi phần nào những lỗi lầm khác đối với những người thân thương.
Mỗi khi nhìn ảnh ngoại trên bàn thờ, bao nhiêu hình ảnh thân thương dính liền với ngoại đưa tôi về với kỷ niệm của một thời thơ ấu êm đềm. Gia đình tôi không giàu có về vật chất nhưng tôi được giàu tình thương. Bên cạnh những tình cảm đó, tôi thường bị hối hận dầy vò mỗi khi nhớ lại là tôi chỉ nhận mà chưa làm được gì để đền đáp lại công ơn dưỡng dục của ngoại và của mẹ tôi ? Hiểu ra được sự thiếu sót của mình thì những người thương của mình không còn nữa. Giờ đây chỉ còn ảnh ngoại trên bàn thờ, tôi chỉ biết nhìn ảnh và xin lỗi ngoại về những thiếu sót, ích kỹ của mình !
Diễm Đào
Paris 9.4.2018