Vài suy nghĩ về Hôn nhân và Tình yêu.
Hôn nhân là gì ? Là cuộc sống chung bên nhau của hai tâm hồn tràn đầy thương yêu, là chấm dứt những buổi hẹn hò lén lút, hôn nhau một cách vụng trộm, làđược gặp nhau một cách chính thức, công khai từng ngày từng giờ cho thỏa lòng mong nhớ. Hôn nhân làsự hợp thức hoá của Tình yêu, là một cách thể hiện thật sự Tình yêu cho nhau, vì hôn nhân gắn liền với những trách nhiệm và bổn phận lâu dài bên nhau. Đólà những suy nghĩ đơn sơ của tôi vào lứa tuổi đôi tám !
Sự suy nghĩ đó có quá giản dị, đơn sơ và ngây thơquá không ? Suy nghĩ, quan điểm, tư tưởng của con người sẽ biến đổi theo thời gian, theo tuổi đời chồng chất, theo hoàn cảnh, theo môi trường sống, theo giáo dục của từng gia đình. Không có sự suy nghĩ nào giống nhau, tầm hồn của con người là một sự thay đổi không ngừng, không bao giờ ta bắt được tâm hồn của ta ngày hôm qua.
Đó có phải chăng là suy nghĩ của một thiếu nữ còn ngây thơ, lớn lên trong một gia đình bình dị, trong một xã hội đầy dẫy những tiểu thuyết tình cảm lãng mạng, những bài ca khóc cho những cuộc tình tan vỡvào giai đoạn năm sáu mươi trên một đất nước chiến tranh.
Trước khi bước vào ngưỡng cửa hôn nhân để cùng nhau đi trên đường đời, con người dù ở lứa tuổi nào, ở thời đại nào cũng trải qua giai đoạn mà ta gọi là« tìm hiểu », để rồi thương nhớ, với những đêm dài trăn trở, những hờn giận ghen tuông, những tình cảm đó có thể gọi là « Tình yêu » hay không ? Bên cạnh những cuộc hôn nhân do tình yêu thì cũng có nhũng cuộc hôn nhân bằng lý trí, bằng những tính toán lợi hại, bằng sự cân nhắc ?
« Tình yêu » được định nghĩa như thế nào ? Tôi còn nhớ có một bản nhạc định nghĩa vể Tình yêu nhưsau :
« Biết làm sao định nghĩa được Tình yêu
Lòng yêu thì cho mà đâu biết nhiều
Yêu như khung trời bao la
Yêu trong như dòng suối vắng
Hay yêu là nghe cay đắng.
(Nhạc và lời Trần Thiện Thanh)
Hay là
« Đường vào Tình yêu có trăm lần vui có vạn lần sầu
Hay
« Yêu là chết trong lòng một ít
« Vì mấy khi yêu mà lại được yêu
« Cho rất nhiều song chẳng nhận bao nhiêu
« Người ta phụ hay thờ ơ chẳng biết
(Thơ Xuân Diệu)
Biết bao nhiêu văn hào, thi sĩ, danh nhân trên thế giớiđã định nghĩa Tình yêu theo nhiều cách khác nhau.
Tuy nhiên Tình yêu như là một « nhu cầu tình cảm » của con người. Nhu cầu này thay đổi tùy theo bản chất, cá tính của con người. « Nhu cầu tình cảm » không hạn chế tuổi tác. Đôi lúc ta cảm thấy cần nónhư thêm « gia vị » cho cuộc sống, nghĩa là không cóTình yêu ta vẫn sống, nhưng cuộc sống trở nên nhạt nhẽo như món ăn thiếu gia vị, buồn tẻ như bức tranh thiếu màu sắc, lặng lẽ như thế giới thiếu âm nhạc ? Tôi không hiểu có đúng như thế không ? Mỗi người chúng ta có quyền suy luận khác nhau. Riêng tôi Tình yêu không phải là một tình cảm cố định, bất di, bất dịch, không trường cửu, có thể là một sự thay đổi và biến dạng với thời gian, theo sự trưởng thành tưtưởng của con người. Có thể là một. « nhu cầu cần thiết » cho những người có tâm hồn lãng mạng, mơmộng. Là một « xa xí phẩm » cho những ai có cá tính để vượt qua được trạng thái mộng mơ để mà đi đến một mục đích nào đó. Mục đích của con người không ai giống ai. Mỗi người tự cho mình có một mục đích naò đó để mà theo đuổi, tuy nhiên có những mục đích đặt ra quá cao hơn khả năng của mình thì con người khó mà đạt tới hay khi đến nơi, chợt giật mình tỉnh giấc, những gì mà ta đoạt được không hẳn là những gì mà ta đã từng mơ ước, để rồi thất vọng, đôi khi ta lại hối tiếc con đường mà mình đã đi qua ?!
Dù sao chăng nữa, với tuổi đời chồng chất, tôi cũng có « diễm phúc » trải qua những giai đoạn mà ta gọi là « Tình yêu ». Đôi khi tôi tự hỏi « Cuộc đời ta chỉcó một Tình yêu hay mà một chuỗi Tình yêu ? » Tình yêu có phải chăng là một cuộc đuổi bắt để có sự kích thích khi mình đi tìm kiếm. Nhưng đến khi bắt được trong tầm tay, Tình yêu sẽ biến dạng hay tâm hồn con người thay đổi ? Tình yêu trong tầm tay không phải là Tình yêu mà lại là những hình bóng để mà đuổi bắt ?
Paris, 1985
Diễm Đào
Hôn nhân là gì ? Là cuộc sống chung bên nhau của hai tâm hồn tràn đầy thương yêu, là chấm dứt những buổi hẹn hò lén lút, hôn nhau một cách vụng trộm, làđược gặp nhau một cách chính thức, công khai từng ngày từng giờ cho thỏa lòng mong nhớ. Hôn nhân làsự hợp thức hoá của Tình yêu, là một cách thể hiện thật sự Tình yêu cho nhau, vì hôn nhân gắn liền với những trách nhiệm và bổn phận lâu dài bên nhau. Đólà những suy nghĩ đơn sơ của tôi vào lứa tuổi đôi tám !
Sự suy nghĩ đó có quá giản dị, đơn sơ và ngây thơquá không ? Suy nghĩ, quan điểm, tư tưởng của con người sẽ biến đổi theo thời gian, theo tuổi đời chồng chất, theo hoàn cảnh, theo môi trường sống, theo giáo dục của từng gia đình. Không có sự suy nghĩ nào giống nhau, tầm hồn của con người là một sự thay đổi không ngừng, không bao giờ ta bắt được tâm hồn của ta ngày hôm qua.
Đó có phải chăng là suy nghĩ của một thiếu nữ còn ngây thơ, lớn lên trong một gia đình bình dị, trong một xã hội đầy dẫy những tiểu thuyết tình cảm lãng mạng, những bài ca khóc cho những cuộc tình tan vỡvào giai đoạn năm sáu mươi trên một đất nước chiến tranh.
Trước khi bước vào ngưỡng cửa hôn nhân để cùng nhau đi trên đường đời, con người dù ở lứa tuổi nào, ở thời đại nào cũng trải qua giai đoạn mà ta gọi là« tìm hiểu », để rồi thương nhớ, với những đêm dài trăn trở, những hờn giận ghen tuông, những tình cảm đó có thể gọi là « Tình yêu » hay không ? Bên cạnh những cuộc hôn nhân do tình yêu thì cũng có nhũng cuộc hôn nhân bằng lý trí, bằng những tính toán lợi hại, bằng sự cân nhắc ?
« Tình yêu » được định nghĩa như thế nào ? Tôi còn nhớ có một bản nhạc định nghĩa vể Tình yêu nhưsau :
« Biết làm sao định nghĩa được Tình yêu
Lòng yêu thì cho mà đâu biết nhiều
Yêu như khung trời bao la
Yêu trong như dòng suối vắng
Hay yêu là nghe cay đắng.
(Nhạc và lời Trần Thiện Thanh)
Hay là
« Đường vào Tình yêu có trăm lần vui có vạn lần sầu
Hay
« Yêu là chết trong lòng một ít
« Vì mấy khi yêu mà lại được yêu
« Cho rất nhiều song chẳng nhận bao nhiêu
« Người ta phụ hay thờ ơ chẳng biết
(Thơ Xuân Diệu)
Biết bao nhiêu văn hào, thi sĩ, danh nhân trên thế giớiđã định nghĩa Tình yêu theo nhiều cách khác nhau.
Tuy nhiên Tình yêu như là một « nhu cầu tình cảm » của con người. Nhu cầu này thay đổi tùy theo bản chất, cá tính của con người. « Nhu cầu tình cảm » không hạn chế tuổi tác. Đôi lúc ta cảm thấy cần nónhư thêm « gia vị » cho cuộc sống, nghĩa là không cóTình yêu ta vẫn sống, nhưng cuộc sống trở nên nhạt nhẽo như món ăn thiếu gia vị, buồn tẻ như bức tranh thiếu màu sắc, lặng lẽ như thế giới thiếu âm nhạc ? Tôi không hiểu có đúng như thế không ? Mỗi người chúng ta có quyền suy luận khác nhau. Riêng tôi Tình yêu không phải là một tình cảm cố định, bất di, bất dịch, không trường cửu, có thể là một sự thay đổi và biến dạng với thời gian, theo sự trưởng thành tưtưởng của con người. Có thể là một. « nhu cầu cần thiết » cho những người có tâm hồn lãng mạng, mơmộng. Là một « xa xí phẩm » cho những ai có cá tính để vượt qua được trạng thái mộng mơ để mà đi đến một mục đích nào đó. Mục đích của con người không ai giống ai. Mỗi người tự cho mình có một mục đích naò đó để mà theo đuổi, tuy nhiên có những mục đích đặt ra quá cao hơn khả năng của mình thì con người khó mà đạt tới hay khi đến nơi, chợt giật mình tỉnh giấc, những gì mà ta đoạt được không hẳn là những gì mà ta đã từng mơ ước, để rồi thất vọng, đôi khi ta lại hối tiếc con đường mà mình đã đi qua ?!
Dù sao chăng nữa, với tuổi đời chồng chất, tôi cũng có « diễm phúc » trải qua những giai đoạn mà ta gọi là « Tình yêu ». Đôi khi tôi tự hỏi « Cuộc đời ta chỉcó một Tình yêu hay mà một chuỗi Tình yêu ? » Tình yêu có phải chăng là một cuộc đuổi bắt để có sự kích thích khi mình đi tìm kiếm. Nhưng đến khi bắt được trong tầm tay, Tình yêu sẽ biến dạng hay tâm hồn con người thay đổi ? Tình yêu trong tầm tay không phải là Tình yêu mà lại là những hình bóng để mà đuổi bắt ?
Paris, 1985
Diễm Đào