KHU PHỐ TÔI
Ngày 1 tháng năm gọi là ngày lễ Lao động, là một ngày nghỉ lễ mà người làm việc được lãnh lương ở Pháp. Hôm nay cũng là một ngày đẹp trời của mùa Xuân, nắng ấm khắp đường phố, cây cối như nắng sưởi ấm sau những ngày lạnh buồn của mùa Thu với bầu trời buồn ảm đạm.
Nhân trời đẹp, và cũng là dịp để xem ngoài đường phố, tiệm tùng hoạt động ra sao ? Cuộc sống cứ tiếp diễn, có những điều rất là hiển nhiên nhưng có đôi lúc mình không có dịp lưu ý, hay quan tâm vì nhiều lý do, bận rộn với mưu sinh, lo âu của cuộc sống hằng ngày hay vô tình nhìn cuộc đời trôi qua. Bao nhiêu năm sống trên đất Pháp, trãi qua 26 ngày lễ như ngày hôm nay mà tôi không hề lưu tâm đến sinh hoạt ngay chính của khu phố mình.
Từ nhà, rẻ dọc qua con đường Gergovie, đến ngã tư, quẹo trái theo con đường Raymond Losserend đi về phiá nhà thương St Joseph. Đường Gergovie, ngày xưa theo lời kể của A. là người đã cư ngụ ở đây hơn 50 năm thì đây cũng là một trong những con đường có nhiều cửa hàng, quán cà phê…nhưng nay thì chỉ còn lèo tèo một vài cửa hàng, như tiệm bán thức ăn á châu giao tận nhà ( trước kia khi tôi đến ở cách đây 26 năm thì đây là một nhà hàng Ý, nho nhỏ, xinh xinh), tiếp theo là một khách sạn loại 2 sao, nhưng giá cũng khá đắc. Khách sạn này trườc kia (cách đây khoảng vài năm, người chủ là một ông người Việt, ngày xưa ông cũng là người có chức vụ ở VN, sang Pháp ông thuê building này, là một căn nhà có 4 tầng, lập ra một khách sạn với giá « bình dân ». Ông làm việc đều đặn đến năm gần 90 ông mới về hưu, giao lại cho người con và khách sạn này vẫn hoạt động không ngừng. Nhưng rồi khách sạn đổi chủ và được sang sửa mới, xây thêm một tầng để được phép có thang máy, và người chủ mới mướn (?) thêm căn kế bên (là trường dạy secoursrisme ) Khách sạn được canh tân và dĩ nhiên là giá khá cao, từ 100 euros đến hơn 200 euros. Giá cao những vẫn có khách từ xa đến.
Ngoài ra trên đường Gergovie, còn có nơi cho thuê máy giặt cho những người trong nhà không có máy. Cách đó mấy căn là tiệm trùng tu những bàn ghế xưa, một garage sửa xe, tiệm bán tủ sắt, chìa khoá. Còn có cửa hàng tắm chó, bịnh viện cho chó (clinique vétérinaire). Đường Gergovie phía ngược lại về phía đường Alésia có cabinets bác sĩ, có Centre médical, có nhà in, có tiệm bán điện thoại, gởi tiền ra nước ngoài (Aria), có bác sĩ mắt, có chỗ lãnh dọn nhà, có ngân hàng Société Général. Dù không còn phồn thịnh như ngày xa xưa nhưng cũng còn sinh động không buồn tẻ như ở nhà quê !
Đường Raymon Rosserand, phải nói đây là một con đường thương mại, tiệm tùng cứ san sát vào nhau, không thiếu thứ chi, nào là tiệm bánh mì, tiệm chocolat, tiệm bán rượu, nhà hàng loại nho nhỏ, tiệm bán những thức ăn nấu sẵn, tiệm bán kiến đeo mắt, tiệm cắt tóc, tiệm bán rau cải trái cây tươi, siêu thị, như Monoprix, Petit Carrefour…
Tưởng rằng ngày lễ, con đường sẽ vắng vẻ, ít người qua lại. Nhưng không, cửa hàng thịt ngay góc phố, hàng người sắp hàng dài ra ngoaì lề đường. Trên lề đường nhiều người để bàn trên lề đường, trước những cửa hàng đóng cửa để bán những bó bông hay những chậu bông Muguets với nhiều giá khác nhau, từ 1 euros cho đến 20 euros. Đi ngang qua tiệm chocolat Neuilly, hiệu chocolat của Pháp, có những hộp chocolat để làm quà, trên mỗi hộp đều có một nhánh hoa Muguet giả, với giá 6 eruos cho đến 30 euros…
Nơi tôi ở là một khu phố nhộn nhịp, không thiếu thứ chi. Tôi chỉ nói qua hai con đường mà chưa nói đến con đường Alésia. Đây phải nói là con đường khá dài xuyên qua ba quận khác nhau. Nơi tôi cư ngụ là quận 14, con đường mang tên Alésia, nhưng đi về phiá quận 13 thì con đường đổi tên là Tolbiac.
Đi về phía quận 15, bảng đường mang tên là Vouillé và rue de Convention.
Rue Alésia là con đường nằm phía nam của Paris, chạy suốt quận 14 từ phía đông sang tây trên độ dài 2.400 mét. Là một con đường rất sinh động với nhiều cửa hàng, đủ các mặt hàng, dọc theo suốt chiều dài trên 200 mét, hai hàng cây Saphora japonica từ năm 1950, tạo bóng râm, mát dịu vào những ngày hè nóng bức, lá vàng rơi đầy vĩa hè vào thu sang. Đường Alésia nối dài về phía đông, Alésia đổi thành Tolbiac thuộc quận 13, còn gọi là phố Tàu. đường này nối dài về phía tây, trở thành đường Vouillé, thuộc quận 15, và một lúc đổi thành Convention. Alésia đi về phía quận 15, đường cắt ngang đường Broussais, dưới cầu của tuyến đường RER ligne B, đến đường Vercingétorix giữa công viên nhỏ Père Plumier và vường hoa Henri et Achille Du Chêne. Đây là giới hạn của quận 14 là ranh giới giữa hai quận 14 và 15 Từ đây Alésia đổi thành Vouillé. Tóm lại chỉ có một con đường thẳng theo lộ trình của Bus 62 mà đường có bốn tên khác nhau. Trên đường Alésia có hai trạm métros là Alésia và Plaisance
(Rue d'Alésia — Wikipédia)
Nói đến đường Alésia, không ai quên được những căn nhà đáng ghi nhớ và những nơi lưu niệm lịch sử :
Số 11 và 11bis : giữa hai toà nhà này là có lối đi qua của ligne B của RER
( trước kia là tuyến đường xe lửa đi Sceaux, được khánh thành năm 1846) đi từ nhà ga Denfert-Rochereau.
Sô 62, là quán bia mà cũng là nhà hàng tên Le Zeyer.
Nhà hàng này mở từ năm 1913, điều hành trong suốt 50 năm bởi một gia đình, chưa đổi chủ. Đây là một quán bia, café tiêu biểu cho một trong những nhà hàng của Paris, với những món ăn đồ biển, có Huitres, tôm gambas, cá… quanh năm. Những món salades đủ loại, Ngoài ra còn có Choucruote là một món đặc biệt của vùng Alsace. Chưa kể những món tráng miệng đặc sắc như crème brulée, œufs à la neige, tarte tatin flambée…Không phải là một nhà hàng sang nhưng già cũng khá mắc.
Ở đâu thì quen đó, và thường thì ai cũng thấy khu phố mình ở thật dễ thương và tiện lợi. Có thể nhờ vậy mà mình cảm thấy có một cài gì đó như quyến luyến nơi mình cư ngụ, cho nên dù có đi đâu cảnh vật có đẹp nhưng khi vừa đặt chân trên khu phố với những hình ảnh quen thuộc mình vẫn thấy « trở về chốn xưa » ?
Diễm Đào
( Tháng năm 2018)