• Home
  • Nhà Bếp Diễm Đào - RECETTES
  • Tranh - Peinture
  • Chuyen Ngan - Nouvelles
  • Trước Đèn Xem Sách- Lecture: Coups De Coeur
  • Thơ Văn - Poemes
  • Chuyện của Những Tác Giả Khác — Autres Auteurs
  • Góc Vườn Nhỏ - Un Coin de Jardin
  • Đàn Ca Nhạc Cổ Musique Traditionnelle
  • Hình Kỷ Niệm những Năm Học Gia Long- Les Photos a Gia Long
  • Contact
  • Lời Nhận Xét Của Đoc Giả
  • Nhạc Cổ Điển của Theodore Duong - Musique Classique composee par Theodore Duong
DIEMDAO




Một chiều đi viếng Thư Viện François Mitterrand.

Chiều nay cũng như bao nhiêu buổi chiều khác. Vào cuối Đông, mặt trời đã bắt đầu xuất hiện với những tia nắng ấm nhè nhẹ nhưng cũng không đủ xua tan cái lạnh của mùa Đông. Mùa Đông năm nay đến muộn màng, có phải vì thế màbên cạnh những cành cây trụi lá, có một vài cây cành còn láxanh, cố gắng chống chỏi với cái lạnh không đến nổi khắc nghiệt của năm nay hay nhờ vào những tia nắng ấm tuy dùyếu ớt nhưng cũng sưởi ấm phần nào.

Chiều nay cũng như bao nhiêu những chiều khác, nhưng với một nỗi buồn man mác, một niềm thất vọng đè nặng, Nga không thấy hứng thú đi đến trường như mọi ngày.
Đã hai năm qua Nga theo học Ban Việt ngữ của trườngchuyên về các « langues orientales ». Trường đã đào tạo biết bao nhiêu người tốt nghiệp và cũng có nhiều Sinh Viên sau khi tốt nghiệp lại trở thành Giáo sư, tiếp tục truyền bá cho tiếng Việt. Và cũng có người đã đóng góp phần nào cho sự bảo tồn Văn chương Việt nam ngang qua các tác phẩm dịch thuật cógiá tri. Dĩ nhiên nơi đây cũng là nơi tập trung các Giáo sư cótrình độ và kiến thức xứng đáng để cho sinh viên hăng say trong việc trau dồi kiến thức và tìm hiểu cái hay cái đẹp của văn hoá Việt nam với « bốn ngàn năm văn hiến ».

Còn những người ghi danh vào học nơi đây, mỗi người với mục đích khác nhau, nhưng sau thời gian dài cùng chung dưới mái trường, vói những ngày tháng dài ôn bài ở thư viện, nhũng ngày thi kéo dài trong hai tuần liên tiếp. Những tháng năm đó cũng đóng góp phần nào làm cho tình cảm giữa con người có một sự gắn bó.Cuộc sống dù bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng thế, bên cạnh sự tương trợ cũng có những cạnh tranh, hai yếu tố này dường như là « bạn » và « thù » hay là« hòa bình » và « chiến tranh », những yếu tố ấy gấn như làtất yếu trong cuộc đời ! Tình tương trợ và sự cạnh tranh đi liền với nhau nhưng không phải vì thế mà chúng ta không tìm được những người bạn, những người đồng hành ? Sống làchấp nhận những điều khác nhau để tìm sự dung hoà , nếu không thì ta sẽ cảm thấy bị lẻ loi ?

Hai năm qua, dưới mái trường, cho dù những điều khác biệt không sao tránh khỏi nhưng Nga cũng phải chấp nhận và tựmình tìm ra một niềm vui nào đó để thấy rằng việc học hỏi của mình có một ý nghĩa để khỏi bị nản lòng, bỏ cuộc ! Nga có cơhội trau dồi, tìm hiểu về văn chương Việt Nam, một môn họcmà Nga vẫn ưa thích. Hoàn cảnh đã đưa đẩy Nga rời ghế nhàtrường lúc còn quá trẻ, cuộc sống bận bịu với trách nhiệm làm mẹ, với sự sinh nhai, Nga bị cuốn hút vào cuộc sống mà tựmình đã chọn lựa. Sự rời xa ghế nhà trường của một ngày nào đó, nhìn các bạn tiếp tục lên Đại học, Nga cứ luyến tiếc,nhưng không vì thế mà Nga bỏ cuộc. Sự thèm khát học hỏi trởthành một sự ám ảnh không ngừng. Cho dù có muộn màng nhưng Nga vẫn nhớ đến một câu danh ngôn « Thà muộn màcòn hơn là không bao giờ ». Ngày nay cho dù tuổi đời chồng chất, cho dù sức khoẻ không còn như ngày xưa, nhưng sức nặng của trách nhiệm không còn nữa, các con đã nên người, cuộc sống gia đình Nga đã ổn địn. Nga phải trãi qua nhiều sựđấu tranh với những trở ngại, khó khăn mà cuộc sống trong xãhội nào mình cũng phải đối đầu,sự « khác biệt », khác biêt vềtuổi tác, khác biệt về văn hoá, khác biệt về nguồn gốc xã hội, khác biệt về màu da… đó là chưa kể với những đấu tranh của sự lười biếng, sự nản lòng. Cuối cùng, nơi đây Nga vừa được học hỏi những điều mà mình muốn biết, nơi đây đa số các Thầy Cô cũng như những sinh viên ở mọi lứa tuổi, hoàn cảnh, mục đích học hỏi cũng khác nhau. Nơi đây Nga có cơ hội gặp gỡ những người Việt sinh đẻ tại Pháp, sống ở Pháp lâu năm, không biết hoặc không còn nói được tiếng Việt, nhưng muốn tìm về cội nguồn, đất nước ngang qua ngôn ngữ? Và cũng cónhững người Pháp cũng muốn tìm hiểu ngôn ngữ văn minh Việt Nam nên cũng theo đuổi và chịu khó. Dần dần mọi người cảm thấy gần gủi và thân thiện như môt không khí gia đình thu hẹp. Thầy trò trau đổi bàn luận dễ dàng. Lại nữa mỗi năm cứ vào ngày Tết Việt Nam, thầy A., dạy môn Văn minh và Lịch sử Viêt Nam luôn luôn động viên các sinh viên mỗi người mang vào một món ăn để gọi là « đón xuân » và cũng là cơhội để giới thiệu cho các bạn người Pháp theo học tiếng Việt được thưởng thức và chia sẻ những đặc sản của nước Việt Nam và cũng để nhắc nhở cho những người Viêt xa quê hương « tìm lại » một chút hương vị « Tết ».

Dù bỏ học lâu năm nhưng với sự tận tình nâng đỡ của Thầy Cô và những người bạn trẻ nên Nga cảm thấy tự tin, vì sau hai năm học Nga được kết quả rất tốt sau những đêm ngày cặm cụi học, Nga mới nhớ lại câu mà Bà Ngoại Nga vẫn thường nhắc nhở mỗi khi Nga lười biếng không học :
« Nhỏ mà không học lớn mò sao ra ».
Tuy nhiên không vì thế mà mình không tiếp tục trau dồi kiến thức vì bên cạnh chúng ta cũng có những ngụ ngôn khác đểkhuyến khích mình :
« Cố công mài sắt có ngày nên kim »

Nhưng trong cuộc sống, bên cạnh điểm « tích cực » cũng cónhững điểm « tiêu cực », nếu không thì chúng ta có cuộc sống ở « Thiên đàng » rồi. Năm nay là năm thứ ba của chương trình, bài vở ngày một nhiều, và càng khó, Nga lúc nào cũng « dùi mài kinh sử » và cho dù mưa nắng ngay cả những ngày « đình công », không có Métro nhưng Nga và một số bạn cũng lặn lội đến trường. Dù không còn trẻ như ngày xa xưa nào đó, Nga cũng chong đèn vào những ngày ôn thi. Năm nay, Nga không được may mắn trong môn Lịch sử Việt Nam, điểm thi kết quả kém, sự cố gắng của Nga không được đáp đền bằng kết quả khả quan như những năm trước. Người thầy năm nayđã từng « nổi tiếng » là « quá giỏi », quá thông minh nên ôngkhông chấm những bài nào mà ông cho rằng « không đáng » để ông phải mất thì giờ, và nếu cấn thì ông phê bình một cách « thẳng thắn » !

Ông đòi hỏi sinh viên phải có trình độ hiểu biết về lịch sửcũng như trình độ tiếng Pháp ở cấp Đại học. Trên lý thuyết thìkhông ai chối cãi điều này nhưng nơi đây không phải là một trường chuyên về Văn chương Pháp. Từ những năm trước vàông cũng đã làm cho vài người không chịu nổi sự « nghiêm khắc » mà phải « đổ lệ » vì ông. Và năm nay Nga là một trong những « nạn nhân » của ông. Nga không phải là nạn nhân duy nhất của ông, tuy nhiên, Nga vẫn thấy bất công, cảm thấy bị« khinh thường » vì ông đã không cần đọc bài làm của những thí sinh nào mà ông cho rằng không xứng đáng với « kiến thứquá cao » của ông, trong đó có bài làm của Nga. Khi đến trường thì không nhất thiết môn nào mình cũng được điểm cao, tuy nhiên thái độ của ông chứng tỏ ông không có « tình người » và cũng « thiếu khoa sư phạm ».

Nga không được học về Sư phạm nên không hiểu rằng thái độcư xử của người thầy đó có đúng haykhông ? Trong khi đónhững sinh viên người Pháp, khi thi bài tiếng Việt thì luôn được các giáo sư Việt nam hết lòng nâng đỡ và khuyến khích ? Tại sao có sự khác biệt nhu vậy ? Từ sau ngày có kết quả, Nga cảm thấy một sự « bất công » và cảm thấy mất niềm tin ởchính mình và thấy sự cố gắng của mình dường như vô ích.

Tuy nhiên, trên con đường đời luôn luôn ta phải gặp những chướng ngại vật, những người « không có trái tim ». Nhưng không phải vì vậy mà ta bỏ cuộc, đôi khi chúng ta phải tự đấu tranh với chính bản thân mình, phải tự vượt lên những trởngại đó. Bên cạnh những người « không trái tim », Nga cũng còn có những người Thầy và những người bạn nâng đỡ tinh thần, Nga tự nhủ mình không nên bỏ cuộc !

Vì vậy chiều nay, cho dù nỗi buồn còn canh cánh bên lòng, nhưng trong chương trình học không pah »i vì một môn học đó mà mình phải bỏ cuộc. Từ đây đến cuối năm còn nhiều môn học khác còn quan trọng hơn phải hoàn tất, cho dù lòng rất ngao ngán và có đôi khi Nga muốn bỏ cuộc. Nhưng nhớ lại câu nói của ông Nguyễn Công Trứ :
« Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi,
Mà khó vì lòng người ngại núi e sông ! ».
Sông núi mà Nga phải vượt qua, chính là sự thiếu can đảm của mình, thiếu sự quyết tâm.

Cuộc đời mà Nga trãi qua, một mình « thân cò lặn lội nuôi con » Nga cũng cần sự can đảm, lòng kiên nhẫn. Nhưng bản chất yếu đuối của con người, sự mệt mỏi của thời gian, đến một ngày nào đó, những sự đấu tranh đó cũng « bở rơi » mình để nhường lại cho sự mệt mỏi ? Đôi lúc Nga cảm thấy mình mệt mỏi thật sự và đôi khi tự hỏi mình buồn giận để làm gì ? Phải đối đầu với những sự thật, với những yếu kém của mình để vươn lên. Biết chừng đâu nhờ vào lời phê bình « thẳng thắn » đó mà Nga sẽ cố gắng hơn, biết khắc phục những yếu kém của mình ?

Lớn lên trong tình thương của Ngoại, Nga vẫn nhớ Ngoại nhắc nhở rằng, con người cần phải có một niềm tin nào đó đểgiúp mình vượt qua những giai đoạn khó khăn. Nga vào nhàthờ, quỳ trước ảnh Đức mẹ cầu nguyện. Sự yên tĩnh trong nhàthờ, trước ảnh Đức Mẹ với ánh mắt hiền từ nhân ái, Nga cảm thấy như mình nhỏ bé như ngày nào, vào những ngày chúanhât theo Ngoại đi lễ. Và cũng nơi đây, Nga cảm thấy nhưmình tìm lại được những kỷ niệm, tìm lại được hình ảnh Ngoại, Nga có cảm tưởng như văng vẳng bên tai mình, Ngoại nói « Can đảm lên ! Việc gì mình định làm, phải làm cho xong. Ngoại lúc nào cũng ở bên cạnh con ». Phút chốc, Nga cảm thấy như mình tìm lại sự can đảm và tự nhủ mình không nên bỏ cuộc !

Vì vậy cho dù lòng thật sự chán nản, đôi khi ngao ngán nhưng hôm nay, Nga quyết định đi đến Thư viện Mitterrand để tìm tài liệu, cũng xem như là cách « đổi không khí » ; để cho nỗi niềm thất vọng có được thời gian lắng dịu và tự tìm lại sự can đảm của mình trong sự trau dồi kiến thức. Môn ngôn ngữ nào, cũng như một tiếng nói nào, cho dù là « tiếng mẹ đẻ », càng đi sâu vào mình càng thấy sự hiểu biết của mình còn thiếu sót.Ngôn ngữ và văn chương cũng như là một khu rừng đầy những kỳ hoa dị thảo, càng đi sâu vào mình càng khám phábao là nhiêu điều hay lạ.

Nga đã làm thẻ thư việnở Thư viện này ngay từ đầu niên học vì nơi đây có phòng đọc sách tập trung nhiều sách về Văn họcViệt Nam, được xếp vào « ngôn ngữ phương Đông» (langues orientales). Thư viện này là thư viện quốc gia của Pháp, được mang tên Mittérand, ai ở Pháp chắc cũng nghe và biết. Nga cũng không có dịp đến đây thường, vì ở trường cũng có đủsách vở cần thiết, lại nữa từ trường đến đây cũng khá xa. Nhưng vì đế tài mà Nga chọn cho cuối năm, Nga nghĩ rằng chỉ có nơi đây sẽ giúp mình tìm được ?

Thư viện quốc gia của Pháp là một « thành phố » không chỉcó sách vở mà còn có những phương tiện nghe nhìn cũng nhưphương tiện về điện tử, có thể nói nơi đây là « thành phố »của Văn hoá. Từ những tài liệu về Khoa học và kỹ thuật, cho đến Triết học, Văn chương…Thư viện tọa lạc ở « Quai François Mauriac » thuộc quận 13.

Lần đầu Nga đến đây bằng Bus 62, lần thứ nhì Nga thử đến bằng Métro, và có lần cũng đến bằng RER, đường C. Theo sựdọ hỏi thì ngoài những tuyến đường kể trên, mình còn có Bus 64, 89, 132 và 325. Đường nào cũng đưa mình đến đây dểdàng. Lần đâu đến, cũng chưa biết gì, chỉ nghe người bạn bảo, muốn làm thẻ thì chọn « Tour EST ». Đến nơi, mình phải đi theo « cầu thang chạy » (esalier roulant), vào cửa loại xoay vòng như ở những khách sạn lớn hay cửa vào các phi trường. Giỏ, xách tay đưa qua nhân viên kiểm soát an ninh. Vào đến bên trong, môt hành lang thật rộng. Trước mặt mình là một dãy bàn dài, có nhiều nhân viên làm việc, trước mặt mỗi người có máy ordinateur. Nga đến trình bày ý muốn làm thẻ, học hỏi Nga có thẻ gì đặc biệt để được giảm giá không. Thì ra nếu có thẻ sinh viên thi được bớt 50%. Dĩ nhiên chắc là cũng có nhiều truờng hợp khác nhau. Hôm đó Nga trả tiền làm thẻlà 18€ thay vì 36€, dành cho môt năm. Với thẻ này mình được quyền đi xem các cuộc triển lãm do Thư viện tổ chức. Trên bảng giá, Nga còn thấy có loại thẻ l ngày với giá là 3,30€, thẻ15 ngày với giá là 20€… Sau khi đưa những giấy tờ cần thiết, Nga lại bước sang một « guichet » khác để làm thẻ. Không mất thời gian nhiều và không cần phải có ảnh như những thưviện khác, ảnh của mình được chụp và in thẳng trên thẻ, rất nhanh chóng và cũng là môt cách khiểm soát chặt chẽ ?

Lần đầu, Nga xử dụng liền để đừng bị ngỡ ngàng cho những lần sau. Sau khi hỏi thăm thì Nga mới đi theo sự hướng dẫn đểtìm được khu mang chữ E dành cho nền Văn chương phương Đông, trong đó Việt Nam cũng có được vài kệ sách…Từ« accueil » Est, phía trái là một dãy hành lang dài, có nhiềkhu mang các chữ E, F, G, H là khu về sách Văn học Nghệthuật :
E dành cho Văn chương của ngôn ngữ Đông phương, khoa học, và thông tin,
F dành cho Nghệ thuật,
G dành cho Văn chương nước ngoài,
H dành cho Văn chương Pháp….
Hôm ấy Nga chỉ đi thẳng vào khu chữ E mà thôi, dĩ nhiên nếu muốn tìn hiểu và đi viếng Thư viện chắc có lẽ phải mất cảngày?

Trước khi đi vào khu E, Nga thấy có một nơi dành cho độc giảhay sinh viên đến đây làm việc có chỗ ăn uống với giá phải chăng, có ghế ngồi sạch sẽ. Thức ăn, gồm những món ăn nhanh, gọn, như bánh mì “săng quít”, rau tươi, bánh ngọt, trái cây như chuối, pomme, cam; nứớc ngọt đủ các hiệu… Mỗi người tự lựa, rồi đến quầy trả tiền. Bên cạnh đó là khu E. cóngười nhân viên an ninh ngồi gần đó và cũng là người hướng dẫn. Ông ấy bảo Nga phải đưa thẻ ngang qua máy đọc rồi mới vào trong, tương tự như mình đi métro vậy. Sự khám phánào lần đầu cũng tạo cho mình có một cảm giác ngỡ ngàng. Nhưng tục ngữ có câu: “Đi một ngày đành, học một sàng khôn”. Không biết rằng sự tìm hiểu cách thức xử dụng thẻ thưviện này có làm cho Nga “khôn ra “không nhưng cũng tự thấy vui vui khi biết thêm những điều mới.

Cách trang trí, và không khí ở đây rất khác những Thư viện khác. Trong phòng không có một tiếng động, không nói năng ồn ào như những thư viện của các trường Đại học hay ở các Thư viện địa phương. Ánh sáng ở đây được trang bị bằng những loại đèn đọc sách trước mặt mỗi độc giả. Chỗ ngồi lànhững dãy bàn, Nga không nhớ là có bao nhiêu dãy bàn. Bàn thật rộng, có hai dãy ghế đối diện nhau bên một bàn thật rộngnên tha hồ mà bày biện sách vở. Mỗi người tự bấm nút trước mặt để đốt đèn. Ghế ngối cũng bằng gỗ nhưng rất rộng rãi, tiện nghi. Trong phòng có nhân viên ngồi làm việc và để trảlời những thắc mắc hay hướng dẫn cho sự tìm kiếm của mình. Sách không được mượn, mà chỉ được tham khảo tại chỗ. Nếu muốn làm photocopie thì phải đi đến phòng photocopie làm với thẻ in photocopie trả tiền trước. Hôm ấy Nga cũng muốn làm nhưng phòng chỉ có một máy, và đứng chờ rất lâu mới đến phiên mình.
Sách lấy ra đọc, mình không phải cất trở lại trên kệ mà đểtrên loại xe đẩy để khi hết ngày nhân viên sẽ sắp trở lại cho đúng theo thứ tự.

Hôm nay là lần thư hai trở lại đây để hỏi thăm làm sao tìmđược tài liệu mà mình cần, và nếu tài liệu có ở đây thì phải làm sao ? Nga đến hỏi, cô ấy bấm máy và bảo rằng tài liệu màNga muốn tìm không có trên kệ mà phải làm thẻ đặc biệt dành cho những người « nghiên cứu ». Nga tự cười thầm, mình chỉlà loại « cắc ké » nhưng đã vào đây thì cũng thử cho biết xem mình có thuộc « diện nghiên cứu » không ? Hỏi cho biết cũng chẳng mất mát chi mà đôi khi sự tìm tòi của mình cũng sẽ làmột chút kinh nghiệm cho bản thân mình trong tương lai hay cũng giúp phần nào cho bạn bè để đỡ mất thì giờ và đỡ phải bở ngỡ như mình của những ngày đầu.

Sau đó theo sự hướng dẫn của Cô Thủ thư, Nga lại trở ngược hành lang mà mình đã đi qua và tìm ra phòng mang tên là« bureau d’Orientation ». Đến nơi đã có ba người ngồi ở hàng ghế dựa tường, đó là những người ngồi chờ để được vào gặp người trách nhiệm. Hỏi thăm, thì mình phải rút thẻ như vào chờ ở các nhà thương hoặc ở các cơ quan hành chánh. Nga rút số và ngồi chờ đến khi thấy số của mình hiện ra trên bảng có kèm theo số bureau. Sau đó Nga được vào gặp người tránh nhiệm, ông hỏi : « Tôi có thể làm gì giúp bà ? » Nga trình bày mục đích của mình và đưa những giấy tờ mà mình có đểchứng minh việc mình sẽ làm, đó là thẻ Sinh viên cùng với đềtài phải làm cho cuối năm. Ông đưa giấy cho mình biết những điều luật phải tuân theo khi vào phòng nghiên cứu », ký tên, và làm thẻ thư viện dành cho người nghiên cứu ở đây. Vài phút sau ông làm cho mình thẻ thứ nhì, cũng có hình màkhông cần phải được chụp lại lần thứ nhì có lẽ là ảnh mình đãcó trong hồ sơ lưu ở đây. Sau đó ông nói sơ qua về giờ giấclàm việc của phòng « nghiên cứu » là « phòng đọc sách Haut du Jardin ». Thẻ mầy chỉ cho phép mình vào tìm tài liệu vàlàm việc trong ba ngày, mỗi lần muiốn đến thì nên dặn chỗbằng đường điện thoại hay ngang qua Internet.

Có được thẻ mới trong tay, Nga cảm thấy một niềm vui nho nhỏ là làm được điều mà mình muốn. Cũng chưa thấy kết quảcụ thể ra sao ? Vì được vào tìm tòi chỉ có ba ngày, Nga phảichuẩn bị dàn bài, những điều gi mà mình cần để đỡ mất thìgiờ cho lần vào Thư viện lần sau.
Công việc làm nào cũng cần có thời gian, sự làm việc, tìm tòi học hỏi. Những thất bại, những điều chưa được toại nguyện, làm người chắc ai cũng phải trãi qua. Mỗi một lần mang lại cho ta môt chút kinh nghiệm, một bài học và cũng là cơ hội đểta phải cố gắng, đấu tranh nhiều hơn.


Thủy Tiên

(Paris 2008)






Proudly powered by Weebly
  • Home
  • Nhà Bếp Diễm Đào - RECETTES
  • Tranh - Peinture
  • Chuyen Ngan - Nouvelles
  • Trước Đèn Xem Sách- Lecture: Coups De Coeur
  • Thơ Văn - Poemes
  • Chuyện của Những Tác Giả Khác — Autres Auteurs
  • Góc Vườn Nhỏ - Un Coin de Jardin
  • Đàn Ca Nhạc Cổ Musique Traditionnelle
  • Hình Kỷ Niệm những Năm Học Gia Long- Les Photos a Gia Long
  • Contact
  • Lời Nhận Xét Của Đoc Giả
  • Nhạc Cổ Điển của Theodore Duong - Musique Classique composee par Theodore Duong