MÚA LÂN
Tùng…tùng …tùng
Tùng…tùng…cắc…cắc.. tùng…
Từ trạm Bus, Choisy-Tolbiac, tiếng trống “muá lân” đã vang lên, nghe như thôi thúc, như có một sức hút vô hình. Âm thanh gợi nhớ một thời thơ ấu ở Vĩnh Long, một tỉnh lẻ, cách Sài Gòn hơn một trăm cây số,nhớ tuổi mộng mơ ở Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông. Một vùng trời thương nhớ, với bao nhiêu kỷ niệm thân thương trên mảnh đất quê hương, nhớ những ngày Tết với tiếng pháo nổ đì đùng, nhớ tiếng trống múa lân rộn rã, nhớ mùi pháo tựa như mùi thuốc súng, nhớ khói pháo mịt mùng, nhớ..nhớ , biết bao nỗi nhớ của những kỷ niệm đã lùi lại sau lưng, hình ảnh của quá khứ chỉ chực diễn ra khi có một cái gì đó khơi đọng lại trong ta. Sự gợi nhớ, âm thanh trống chiên dồn dập, như thúc đẩy tôi đi về hướng đó, đôi chân bước đi bỗng nhiên như nhẹ nhàng thoăn thoắt như cô gái xuân của ngày nào đó thật xa . Kỷ niệm vui giúp ta cảm thấy dường như thời gian đi lùi lại ?
Tiếng trống dập dồn, « chập choả » trong thanh (1) trộn lẫn vào tạo thành một âm thanh rộn rã, vui vui vì không những làm cho mình nhớ lại màn « múa lân » mang tính nghệ thuật mà còn như đưa ta về với nhữnh hình ảnh của ngày tết như những món ăn, những trò chơi, tiếng pháo rộn rã… Kỷ niệm là những cái gì đó chôn chặt trong tâm tư của con người , trong tiềm thức, chỉ cần một âm thanh, một câu ca tiếng nhạc, một mùi hương, một màu sắc nào đó như một cái « clic », bật ra biết bao nhiêu hình ảnh diễn ra trước mắt.
Những món ăn chính của ngày Tết luôn có chất béo của những miếng thịt kho ngậy mỡ, nấu riu tiu trong nước dừa tươi ngọt dịu, nhưng cũng không thiếu chất ngọt của đường thắng nước màu, thêm vào nồi thịt kho để cho thịt có màu gọi là « màu chuỗi hổ » thì nước thịt mới hấp dẫn, mới thành công. Hai màu vàng, son không thể nào thiếu được, màu vàng của hoa Cúc, của mứt hạt sen. Ngoài màu vàng ánh hấp dẫn, nứt hạt sen khi bỏ vào miệng thì cho ta một vị ngọt lịm thơm thơm. Màu đỏ của những hạt dưa, cắn vào nghe tiếng « lốc cốc » như đệm thêm âm thanhcho những giây phút yên lặng, mọi người chăm chú vào những trò chơi may rủi, không chỉ may rủi màcũng cần có sự tính toán như chơi các loại « bài cào », như « dì dách » « kát tê » năm lá, sáu lá, chơi đánh phé. Tôi cũng không biết từ đâu là nguồn gốc của những từ này.
Vào ngày Tết, trong suốt ba ngày nghĩ « ăn Tết » văn phòng công sở, trường học được đóng cửa ba ngày và mọi người « được phép » chơi cờ bạc. Những trò chơi kể trên, là những tên của loại bài với năm mươi bốn hay năm mươi sáu lá (tôi không nhớ rõ lắm) và mình gọi là bài Tây có lẽ là vì nó đi từ các nước phương Tây ? Tên của những trò chơi như « dì dách » thì lại mang « âm hưởng » của tiếng Trung Hoa có nghĩa là « một, hai », còn trò chơi « kát tê » tôi không đoán ra nghĩa là gì, chi nghĩ ra được chữ« kát » là « quatre » nghĩa là bốn do từ tiếng Pháp.Những trò chơi ngày Tết, còn rất nhiều, như trong Nam thì có những sòng bài « tứ sắc » (bốn màu). Tôi cũng không biết loại bài này gia nhập từ đâu ? Chỉ biết rằng những loại bài này, lá bài nhỏ thanh, có bốn màu. Chơi tứ sắc,(2) phải có bốn người, mỗi người được chia bài có hai mươi lá, và xoè trên tay như hình cánh quạt. Còn « đánh xệp » thì chỉ cần ba người. Luật chơi bài như thế nào thì tôi không còn nhớ rõ, đó chỉ là những hình ảnh còn ghi lại trong bộ nhớ. Trẻ em thì chơi « Bầu, Cua, Cá, Cọp » (3) , một tờ giấy có vẽ hình bốn con vật kể trên, sẽ có một người « làm chủ » với ba hột đổ hình khối vuông mang hình bốn con thú đó. Những hột đổ này, được để trên một cái dĩa được đậy bởi một cái tô lớn, và người chủ sẽ lắc mạnh cho những hình đó bị đảo trộn. Những người tham gia trò chơi, tùy ý để tiền trên một những con thú trên. Nếu khi người chủ mở tô ra, và hình con thú nào ở trên mặt thì người đặt được « trúng » và người làm cái sẽ trả tiền bằng với số tiền mà họ đã đặt trên mỗi hình. Nếu có hình hai con như hai con « cua » thì người chơi sẽ được trúng gấp đôi hay gấp ba tùy theo trên mặt hiện ra ba con…Tôi vẫn còn nhớ những giây phút hồi hộp chờ đợi mở nắp ra, người chủ cái tiếp tục quyến dụ người chơi « Bầu Cua Cá Cọp » sẽ rao lên
« mại dô mại dô » có ai đặt tiền nữa không ? Tôi đếm một hai ba, không có ai đặt nữa thì tôi sẽ mở nắp ra. Nguời chủ cái như để tăng thêm sự hồi hộp, mở he hé nắp, những phút giây đó thì chỉ còn âm thanh của tiếng hột dưa cắn lốc cốc. Và ai ăn nhiều hạt dưa thì sẽ để lại dấu tích là hai đầu ngón tay sẽ bị nhuộm đỏ.Chưa kể còn biết bao trò chơi khác, như Loto, Mạc chược (trò chơi ở miền Bắc) … và có lẽ còn biết bao trò khác tùy theo từng vùng, địa phương mà tôi chưa được biết (4)
Dù có say sưa trong những trò chơi may rủi nhưng trẻ em hay kể cả người lớn cũng không quên giờ để « đốt pháo ». Tôi cũng không nhớ rõ là phải « đốt pháo lúc nào, nhưng có lẽ là ngày « mùng một » ngày đầu của năm và phải đốt đúng giờ nào đó. Chỉ trừ những gia đình quá khó khăn về tài chính, còn những gia đìnhtrung lưu, dù gì chăng nữa cũng phải có cặp châu hoa Cúc vàng để ngoài cửa, hay những chậu Tắc màu vàng cam. Trên bàn thờ hay ở phòng khách phải có chậu hoa Mai, cặp dưa hấu hay là mâm trái cây với các loại trái mang tên : « Thơm, Dừa, Đu đủ, xoài ». ( có lẽ là một loại chơi chữ ; có nghĩa là c ầu mong cho trong nhà thơm tho và có đủ tiền chi dụng trong năm ?).
Người miền Nam thì hoa Mai, còn hoa Đào bắt đầu có, có lẽ từ khi ngươì Bắc di cư vào Nam vào năm 1954 chăng ? Ngoài những món ăn chính như Bánh Tét trong Nam, bánh Chưng của người miền Bắc, nhưng dù Nam hay Bắc, chỉ có phần hình thức khác nhau. Bánh tét có hình gói dài bằng lá chuối, Bánh chưng hình vuông gói băng lá dông. Nhưng các vật liệu thì cũng không có gì khác nhau, cũng là nếp, thịt mỡ chính giữa được bao bởi đậu xanh vàng và lớp nếp bên ngoài. Nói đến các món ăn đặc biệt của ngày Tết ta có biết bao món ngon vật lạ, mỗi miền có những món riêng mang tính đặc thù của mỗi miền và số lượng nhiều hay ít cũng tùy theo hoàn cảnh gia đình.
Nhưng món chính trong Nam vẫn là « thịt kho , dưa giá », cặp dưa để trên bàn thờ, và còn có « bói dưa ». Năm nào dưa xẻ ra có màu đỏ tươi thì sẽ may mắn trong năm. Tuy nhiên hầu như trái dưa nào cũng có màu đỏ tươi, và muốn được màu đỏ tươi như vậy, đôikhi người mua phải chịu trả giá mắc một chút để mua « dưa bao » tức là bảo đảm sẽ có được màu đỏ thắm, và vị ngọt lịm của trái dưa « An Tiêm » (5).
Hình ảnh kỷ niệm đi lùi lại bởi tiếng trống lúc càngdập dồn. Trước mặt tôi, một nhóm thanh niên nam nữ, đủ màu da, người Á châu, người Pháp và có cả những chàng trai da đen với đồng phục của đội múa lân với đủ màu sắc rực rỡ, dĩ nhiên hai màu trội hẳn vẫn là màu vàng và màu đỏ là hai màu tiêu biểu, đặc thù của người Việt mình như ngan ngữ có câu : « Ngon là mật mỡ, Đẹp vàng son ». Dường như nghệ thuật dễ đưa con người xích lại gần nhau ? Những cô cậu trai trẻ này mặc quần may rộng, có kết vải tua tủa ra, hình xoắn. Bên trên vì trời lạnh nên mấy em mặc áo kiểu áo « jogging » màu đỏ. Những đầu lân với đủ màu sắc, đỏ, vàng, đen…Đầu lân được nối bởi một khúc vải khá dài, làm mình và đuôi lân, chứ không đơn giản như đầu lân ngày xa xưa bên xứ mình, làm bằng loại giấy dầy, chỉ có sơn màu đỏ, và người múa lân, đôi đầu lân lên, bên dưới ta thấy chân của người múa. Bây giờ thì một con lân với đầu, mình, đuôi lân do ba bốn em hợp thành và có lẽ là phải có sự tập luyện như một điệu vũ ?
Trước một nhà hàng, đội múa lân đã chuẩn bị biểu diễn, dân chúng đổ xô đến thưởng thức một màn trình diễn ngoạn mục, hoà lẫn với tiết tấu thật nhịp nhàng. Đội múa gồm bốn năm con lân với những màu sắc rực rỡ, những điêu múa liên tục thay đổi, và người chủ sẽ « thưởng » một số tiền hậu hĩ (có lẽ đã giao ước trước) – Ngày xưa Lân đến múa trước mỗi nhà có treo cây nêu, trên cây có treo tiền thưởng ; số tiền nhiềy hay ít có lẽ tùy ý của mỗi người chăng ? Mục đích múa lân đốt pháo là đuổi đi những điều không may. Ngày nay múa lân ngoài mục đích theo tín ngưỡng, còn đi kèm theo mục đích thương mãi chăng ?
Một người có lẽ là trưởng đoàn múa lân, ra hiệu cho dân chúng đúng ra xa, để cho đội múa lân sau khi biểu diễn trong nhà hàng, các em sẽ trình diễn một màn múa cho dân chúng xem trước cửa hiệu. Tiếp theo, một dàn pháo thật dài đốt nổ tan dòn và đội múa lân phải múa lẫn với pháo nổ, các em phải khéo léo để tránh không bị thương ? Người xem vổ tay hoan nghênh khi màn múa chấm dứt. Có thể trong mùa Tết, các em sẽ được mời đi múa nhiều nơi và như vậy sẽ được nhiều tiền thưởng ?
Mùi pháo còn vương vấn đâu đây, mọi người như mờ dần trong khói pháo, trong lớp khói có vài em nhỏ chạy lăng xăng lượm những chiếc pháo chưa nổ ; khói pháo tan dần, mọi người mỗi người đi mỗi hướng, chỉ còn lại mấy em của đội múa, thu xếp « đồ nghề », có lẽ để đi trình diễn nơi khác ?
Những màn muá lân ngoạn mục, tiếng pháo nổ dòn tan, xác pháo đỏ trên hè phố dù sao cũng giúp cho những người Việt, Hoa sống lại được một vài giây phút ngắn ngủi của ngày xuân trên xứ người.
Paris tháng 2/2012
DiỄM ĐÀO
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) hatvan.vn/forum/showthread.php
Chập chỏa hay còn gọi là Chũm Chọe còn gọi là Não Bạt. Chập Chõa một trong nhữngnhạc khí của dân tộc Việt, của một số nước ở vùng Đông Nam Á. Chập chỏa là nhạc cụ lame bằng hợp ki; đồng thiếc như hình chiếc dĩa, có núm ở giữa để người xử dụng cầm.
(2)TuSac (Tu Sac - Four Colors) - Vinagames
vn.vinagames.com/tusac.htm
(3) Asialudie » Blog Archive » Bau cua cap cop
asialudie.fr/WordPress/?p=34
(4) vi.wikipedia.org/wiki/Bộ_bài_Tây
(5) Quả Dưa Hấu - Mai An Tiêm
www.tusachthantien.com
3
Tùng…tùng …tùng
Tùng…tùng…cắc…cắc.. tùng…
Từ trạm Bus, Choisy-Tolbiac, tiếng trống “muá lân” đã vang lên, nghe như thôi thúc, như có một sức hút vô hình. Âm thanh gợi nhớ một thời thơ ấu ở Vĩnh Long, một tỉnh lẻ, cách Sài Gòn hơn một trăm cây số,nhớ tuổi mộng mơ ở Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông. Một vùng trời thương nhớ, với bao nhiêu kỷ niệm thân thương trên mảnh đất quê hương, nhớ những ngày Tết với tiếng pháo nổ đì đùng, nhớ tiếng trống múa lân rộn rã, nhớ mùi pháo tựa như mùi thuốc súng, nhớ khói pháo mịt mùng, nhớ..nhớ , biết bao nỗi nhớ của những kỷ niệm đã lùi lại sau lưng, hình ảnh của quá khứ chỉ chực diễn ra khi có một cái gì đó khơi đọng lại trong ta. Sự gợi nhớ, âm thanh trống chiên dồn dập, như thúc đẩy tôi đi về hướng đó, đôi chân bước đi bỗng nhiên như nhẹ nhàng thoăn thoắt như cô gái xuân của ngày nào đó thật xa . Kỷ niệm vui giúp ta cảm thấy dường như thời gian đi lùi lại ?
Tiếng trống dập dồn, « chập choả » trong thanh (1) trộn lẫn vào tạo thành một âm thanh rộn rã, vui vui vì không những làm cho mình nhớ lại màn « múa lân » mang tính nghệ thuật mà còn như đưa ta về với nhữnh hình ảnh của ngày tết như những món ăn, những trò chơi, tiếng pháo rộn rã… Kỷ niệm là những cái gì đó chôn chặt trong tâm tư của con người , trong tiềm thức, chỉ cần một âm thanh, một câu ca tiếng nhạc, một mùi hương, một màu sắc nào đó như một cái « clic », bật ra biết bao nhiêu hình ảnh diễn ra trước mắt.
Những món ăn chính của ngày Tết luôn có chất béo của những miếng thịt kho ngậy mỡ, nấu riu tiu trong nước dừa tươi ngọt dịu, nhưng cũng không thiếu chất ngọt của đường thắng nước màu, thêm vào nồi thịt kho để cho thịt có màu gọi là « màu chuỗi hổ » thì nước thịt mới hấp dẫn, mới thành công. Hai màu vàng, son không thể nào thiếu được, màu vàng của hoa Cúc, của mứt hạt sen. Ngoài màu vàng ánh hấp dẫn, nứt hạt sen khi bỏ vào miệng thì cho ta một vị ngọt lịm thơm thơm. Màu đỏ của những hạt dưa, cắn vào nghe tiếng « lốc cốc » như đệm thêm âm thanhcho những giây phút yên lặng, mọi người chăm chú vào những trò chơi may rủi, không chỉ may rủi màcũng cần có sự tính toán như chơi các loại « bài cào », như « dì dách » « kát tê » năm lá, sáu lá, chơi đánh phé. Tôi cũng không biết từ đâu là nguồn gốc của những từ này.
Vào ngày Tết, trong suốt ba ngày nghĩ « ăn Tết » văn phòng công sở, trường học được đóng cửa ba ngày và mọi người « được phép » chơi cờ bạc. Những trò chơi kể trên, là những tên của loại bài với năm mươi bốn hay năm mươi sáu lá (tôi không nhớ rõ lắm) và mình gọi là bài Tây có lẽ là vì nó đi từ các nước phương Tây ? Tên của những trò chơi như « dì dách » thì lại mang « âm hưởng » của tiếng Trung Hoa có nghĩa là « một, hai », còn trò chơi « kát tê » tôi không đoán ra nghĩa là gì, chi nghĩ ra được chữ« kát » là « quatre » nghĩa là bốn do từ tiếng Pháp.Những trò chơi ngày Tết, còn rất nhiều, như trong Nam thì có những sòng bài « tứ sắc » (bốn màu). Tôi cũng không biết loại bài này gia nhập từ đâu ? Chỉ biết rằng những loại bài này, lá bài nhỏ thanh, có bốn màu. Chơi tứ sắc,(2) phải có bốn người, mỗi người được chia bài có hai mươi lá, và xoè trên tay như hình cánh quạt. Còn « đánh xệp » thì chỉ cần ba người. Luật chơi bài như thế nào thì tôi không còn nhớ rõ, đó chỉ là những hình ảnh còn ghi lại trong bộ nhớ. Trẻ em thì chơi « Bầu, Cua, Cá, Cọp » (3) , một tờ giấy có vẽ hình bốn con vật kể trên, sẽ có một người « làm chủ » với ba hột đổ hình khối vuông mang hình bốn con thú đó. Những hột đổ này, được để trên một cái dĩa được đậy bởi một cái tô lớn, và người chủ sẽ lắc mạnh cho những hình đó bị đảo trộn. Những người tham gia trò chơi, tùy ý để tiền trên một những con thú trên. Nếu khi người chủ mở tô ra, và hình con thú nào ở trên mặt thì người đặt được « trúng » và người làm cái sẽ trả tiền bằng với số tiền mà họ đã đặt trên mỗi hình. Nếu có hình hai con như hai con « cua » thì người chơi sẽ được trúng gấp đôi hay gấp ba tùy theo trên mặt hiện ra ba con…Tôi vẫn còn nhớ những giây phút hồi hộp chờ đợi mở nắp ra, người chủ cái tiếp tục quyến dụ người chơi « Bầu Cua Cá Cọp » sẽ rao lên
« mại dô mại dô » có ai đặt tiền nữa không ? Tôi đếm một hai ba, không có ai đặt nữa thì tôi sẽ mở nắp ra. Nguời chủ cái như để tăng thêm sự hồi hộp, mở he hé nắp, những phút giây đó thì chỉ còn âm thanh của tiếng hột dưa cắn lốc cốc. Và ai ăn nhiều hạt dưa thì sẽ để lại dấu tích là hai đầu ngón tay sẽ bị nhuộm đỏ.Chưa kể còn biết bao trò chơi khác, như Loto, Mạc chược (trò chơi ở miền Bắc) … và có lẽ còn biết bao trò khác tùy theo từng vùng, địa phương mà tôi chưa được biết (4)
Dù có say sưa trong những trò chơi may rủi nhưng trẻ em hay kể cả người lớn cũng không quên giờ để « đốt pháo ». Tôi cũng không nhớ rõ là phải « đốt pháo lúc nào, nhưng có lẽ là ngày « mùng một » ngày đầu của năm và phải đốt đúng giờ nào đó. Chỉ trừ những gia đình quá khó khăn về tài chính, còn những gia đìnhtrung lưu, dù gì chăng nữa cũng phải có cặp châu hoa Cúc vàng để ngoài cửa, hay những chậu Tắc màu vàng cam. Trên bàn thờ hay ở phòng khách phải có chậu hoa Mai, cặp dưa hấu hay là mâm trái cây với các loại trái mang tên : « Thơm, Dừa, Đu đủ, xoài ». ( có lẽ là một loại chơi chữ ; có nghĩa là c ầu mong cho trong nhà thơm tho và có đủ tiền chi dụng trong năm ?).
Người miền Nam thì hoa Mai, còn hoa Đào bắt đầu có, có lẽ từ khi ngươì Bắc di cư vào Nam vào năm 1954 chăng ? Ngoài những món ăn chính như Bánh Tét trong Nam, bánh Chưng của người miền Bắc, nhưng dù Nam hay Bắc, chỉ có phần hình thức khác nhau. Bánh tét có hình gói dài bằng lá chuối, Bánh chưng hình vuông gói băng lá dông. Nhưng các vật liệu thì cũng không có gì khác nhau, cũng là nếp, thịt mỡ chính giữa được bao bởi đậu xanh vàng và lớp nếp bên ngoài. Nói đến các món ăn đặc biệt của ngày Tết ta có biết bao món ngon vật lạ, mỗi miền có những món riêng mang tính đặc thù của mỗi miền và số lượng nhiều hay ít cũng tùy theo hoàn cảnh gia đình.
Nhưng món chính trong Nam vẫn là « thịt kho , dưa giá », cặp dưa để trên bàn thờ, và còn có « bói dưa ». Năm nào dưa xẻ ra có màu đỏ tươi thì sẽ may mắn trong năm. Tuy nhiên hầu như trái dưa nào cũng có màu đỏ tươi, và muốn được màu đỏ tươi như vậy, đôikhi người mua phải chịu trả giá mắc một chút để mua « dưa bao » tức là bảo đảm sẽ có được màu đỏ thắm, và vị ngọt lịm của trái dưa « An Tiêm » (5).
Hình ảnh kỷ niệm đi lùi lại bởi tiếng trống lúc càngdập dồn. Trước mặt tôi, một nhóm thanh niên nam nữ, đủ màu da, người Á châu, người Pháp và có cả những chàng trai da đen với đồng phục của đội múa lân với đủ màu sắc rực rỡ, dĩ nhiên hai màu trội hẳn vẫn là màu vàng và màu đỏ là hai màu tiêu biểu, đặc thù của người Việt mình như ngan ngữ có câu : « Ngon là mật mỡ, Đẹp vàng son ». Dường như nghệ thuật dễ đưa con người xích lại gần nhau ? Những cô cậu trai trẻ này mặc quần may rộng, có kết vải tua tủa ra, hình xoắn. Bên trên vì trời lạnh nên mấy em mặc áo kiểu áo « jogging » màu đỏ. Những đầu lân với đủ màu sắc, đỏ, vàng, đen…Đầu lân được nối bởi một khúc vải khá dài, làm mình và đuôi lân, chứ không đơn giản như đầu lân ngày xa xưa bên xứ mình, làm bằng loại giấy dầy, chỉ có sơn màu đỏ, và người múa lân, đôi đầu lân lên, bên dưới ta thấy chân của người múa. Bây giờ thì một con lân với đầu, mình, đuôi lân do ba bốn em hợp thành và có lẽ là phải có sự tập luyện như một điệu vũ ?
Trước một nhà hàng, đội múa lân đã chuẩn bị biểu diễn, dân chúng đổ xô đến thưởng thức một màn trình diễn ngoạn mục, hoà lẫn với tiết tấu thật nhịp nhàng. Đội múa gồm bốn năm con lân với những màu sắc rực rỡ, những điêu múa liên tục thay đổi, và người chủ sẽ « thưởng » một số tiền hậu hĩ (có lẽ đã giao ước trước) – Ngày xưa Lân đến múa trước mỗi nhà có treo cây nêu, trên cây có treo tiền thưởng ; số tiền nhiềy hay ít có lẽ tùy ý của mỗi người chăng ? Mục đích múa lân đốt pháo là đuổi đi những điều không may. Ngày nay múa lân ngoài mục đích theo tín ngưỡng, còn đi kèm theo mục đích thương mãi chăng ?
Một người có lẽ là trưởng đoàn múa lân, ra hiệu cho dân chúng đúng ra xa, để cho đội múa lân sau khi biểu diễn trong nhà hàng, các em sẽ trình diễn một màn múa cho dân chúng xem trước cửa hiệu. Tiếp theo, một dàn pháo thật dài đốt nổ tan dòn và đội múa lân phải múa lẫn với pháo nổ, các em phải khéo léo để tránh không bị thương ? Người xem vổ tay hoan nghênh khi màn múa chấm dứt. Có thể trong mùa Tết, các em sẽ được mời đi múa nhiều nơi và như vậy sẽ được nhiều tiền thưởng ?
Mùi pháo còn vương vấn đâu đây, mọi người như mờ dần trong khói pháo, trong lớp khói có vài em nhỏ chạy lăng xăng lượm những chiếc pháo chưa nổ ; khói pháo tan dần, mọi người mỗi người đi mỗi hướng, chỉ còn lại mấy em của đội múa, thu xếp « đồ nghề », có lẽ để đi trình diễn nơi khác ?
Những màn muá lân ngoạn mục, tiếng pháo nổ dòn tan, xác pháo đỏ trên hè phố dù sao cũng giúp cho những người Việt, Hoa sống lại được một vài giây phút ngắn ngủi của ngày xuân trên xứ người.
Paris tháng 2/2012
DiỄM ĐÀO
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) hatvan.vn/forum/showthread.php
Chập chỏa hay còn gọi là Chũm Chọe còn gọi là Não Bạt. Chập Chõa một trong nhữngnhạc khí của dân tộc Việt, của một số nước ở vùng Đông Nam Á. Chập chỏa là nhạc cụ lame bằng hợp ki; đồng thiếc như hình chiếc dĩa, có núm ở giữa để người xử dụng cầm.
(2)TuSac (Tu Sac - Four Colors) - Vinagames
vn.vinagames.com/tusac.htm
(3) Asialudie » Blog Archive » Bau cua cap cop
asialudie.fr/WordPress/?p=34
(4) vi.wikipedia.org/wiki/Bộ_bài_Tây
(5) Quả Dưa Hấu - Mai An Tiêm
www.tusachthantien.com
3