• Home
  • Nhà Bếp Diễm Đào - RECETTES
  • Tranh - Peinture
  • Chuyen Ngan Nouvelles
  • Trước Đèn Xem Sách- Lecture: Coups De Coeur
  • Thơ Văn - Poemes
  • Chuyện của Những Tác Giả Khác Autres Auteurs
  • Góc Vườn Nhỏ - Un Coin de Jardin
  • Đàn Ca Nhạc Cổ Musique Traditionnelle
  • Hình Kỷ Niệm những Năm Học Gia Long- Les Photos a Gia Long
  • Contact
  • Lời Nhận Xét Của Đoc Giả
  • Nhạc Cổ Điển của Theodore Duong - Musique Classique composee par Theodore Duong
DIEMDAO


Trở lại đạo.

Đã lâu lắm rồi Tâm không có dịp đi nhà thờ dự lễ. Tâm cũng không nhớ rõ hay không muốn nhớ lý do nào mà mình không đi lễ nhà thờ ? Mất niềm tin nơiChuá hay mất niềm tin nơi chính mình? Lười biếng ?
Qua thông tin trên báo Ngày mới, Tâm đọc thấymục nhắn tin tôn giáo « Thánh lễ Minh niên » để cầunguyện cho Hoà Bình thế giới, cho Quê Hương vàGiáo Hội Việt Nam. Thánh lễ sẽ được tổ chức tại nhànguyện Thánh Nữ Rita.
Tóm tắt cuộc đời can đảm của Vị Thánh nữ hay haichữ « Quê hương » làm cho Tâm có ý muốn đi dự lễ. Vì quyết định đi nên Tâm phải dời lời mời đi ăn cơmvới Marie, cô bạn. Nhưng hôm nay sau khi ăn cơmtrưa, nhìn ra ngoài trời, trời mưa rỉ rả, đường trơntrợt, Tâm cảm thấy lười biếng, cũng đã nhiều lần sựlười biếng đã chiến thắng một cách dễ dàng nhất lànhững chuyện mà không có sự bắt buộc. Nhưng lầnnầy không hiểu sao Tâm đã tự chiến thắng với sựlười biếng cố hủ và cuối cùng là lội mưa đi.
Theo hướng dẫn và địa chỉ của thông báo Tâmtìm ra được ngôi nhà nguyện đối diện với nhà gaFontenay aux Roses. Hôm nay không hiểu có phải vìthời tiết xấu mà sao số người đến dự lễ không cónhiều. Có lẽ đây là lần đầu tiên Tâm đi dự Thánh lễbằng tiếng Việt. Tâm cảm thấy bở ngỡ và hơi lạclỏng. Anh L.T., trong ban tổ chức đưa cho Tâm tờgiấy nhỏ trong đó có lời nguyện số 5 và nói nhỏ látsau lên đọc. Tâm lại được giao « trọng trách » mang« Mình thánh Chúa ». Tâm cảm thấy ngại ngùng vàmặc cảm, mình không xứng đáng nhưng không thể từchối cũng không tiện phân bày suy nghĩ của mình. Tâm có cảm giác của « con chiên đi lạc bày » !
« Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều lần chúngcon đã vô tình hoặc cố ý làm bịnh « thờ ơ » trước anhem đồng loại, khiến lòng trở nên ích kỷ từ của cải, tiền bạc, đến tình người, và ích kỷ ngay cả lời cầunguyện. Chỉ nghĩ đến mình và cho mình. Xin Chúachữa lành chúng con, để chúng con biết « yêu thươngvà phụng sự Chúa trong mọi người ». Tâm khônghiểu có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà sao lời lẽtrong lời nguyện số 5 lại phản ảnh phần nào nội tâmcủa chính mình ?
Hình ảnh của ngày hôm nay, nhìn cha đang làmlễ dâng lời cầu nguyện lên cùng Chúa, tiếng đọc kinhtheo ngôn ngữ mẹ đẻ, giọng kinh đọc đều đều, dù lâulắm không có kịp được nghe những lời kinh quenthuộc ít nhiều đã được ghi nhận vào tiềm thức, nay cócơ hội để nhớ lại bao nhiêu kỷ niệm của thời thơ ấu .
Anh em của Tâm lớn lên ở một tỉnh lẻ thuộc vùngHậu giang. Và cũng nơi đây, anh em Tâm lớn lêntrong tình thương của đại gia đình, bà cố, bà ngoại, hai bà dì, em của ngoại không lập gia đình là ngườirất ngoan đạo. Mỗi tối cứ sau buổi cơm chiều vàtrước giờ đi ngủ, bà cố, bà ngoại và hai bà dì đứngtrước bàn thờ có tượng Đức Mẹ thật lớn, đọc kinh. Dù không có đạo nhưng anh em Tâm cũng bịbắt đứng trước bàn thờ khoanh tay lại cho hết buổiđọc kinh.
- Sơn, Lâm, Tâm, Hậu tụi con đọc kinh trước khi đingủ.
Hai anh của Tâm luôn tìm cách trốn giờ đọc kinh, nhưng bà Bảy nhất định rượt bắt phải đứng nghekinh, khi hai bà say sưa đọc kinh thì hai anh lại trốnbỏ đi. Thường khi đọc kinh mọi người hay nhắm mắtlim dim như để tập trung hướng mình lên Chúa ?Nhờ vậy mà Tâm và Hậu cũng bắt chước trốn vì giờđọc kinh sao mà lâu quá !
​Đặc biệt Tâm được ngoại cưng, thương đặc biệtnên cứ mỗi sáng chuá nhật phải thức thật sớm, đểđi lễ nhất, là lễ đầu tiên trong ngày.
- Tâm ! Thức dậy đi nhà thờ con !
Nhiều lúc Tâm không mở mắt ra được vì hơi ấm củachăn như giữ chịt Tâm không muốn bước ra khỏigiường và cơn buồn ngủ cứ đè nặng lên mắt, Tâmcũng không hiểu tại chỉ có một mình Tâm là phải bịthức dậy sớm, nhưng bù lại Tâm luôn được ngoạicưng chiều một cách đặc biệt. Tình thương đi liền vớisự ràng buộc mà khi ở trong cuộc mình không nhậnra, và thấy gần như là chuyện hiển nhiên.
​Chiếc xe lôi quen thuộc mỗi sang đậu ngay trướccửa nhà, đón ngoại đi đến nhà thờ cạnh bờ sông. Trờitờ mờ sáng tinh sương, cái lạnh của buổi sáng sớm vàhơi lạnh từ nước sông làm cho Tâm phải tỉnh giấc. Tâm vì thương ngoại nên chuyện đi nhà thờ sáng sớmtrở thành như thông lệ. Sau khi tan lễ, Tâm lại đượcđi ra chợ và tha hồ muốn ăn thứ chi cũng được. Ngoại vẫn thường nói, Tâm chịu khó đi lễ như vậythì « Chúa Mẹ sẽ phù hộ ». Lời kinh lời cầu nguyệncủa ngoại mỗi lần Tâm bịnh cũng như tình thươngcủa ngoại như in vào tâm khảm Tâm cho nên dù chưaphải là người « có đạo » nhưng Tâm vẫn đi nhà thờ, vẫn biết cầu nguyện mỗi khi có điều gì lo âu, lời cầunguyện và niềm tin giúp cho con người thêm sứcmạnh để vượt qua những giai đoạn mà con người bịkhó khăn ?
Khi anh em Tâm lớn lên, cả nhà dọn lên Sài Gòn, không còn hình ảnh đọc kinh với hai bà dì nhưngngoại vẫn đều đặn đọc kinh, lần chuổi và Tâm cũngvẫn thức dậy sớm để đi nhà thờ Tân định và chiếc« xích lô» thay cho « xe lôi » Cũng vẫn giữ thóiquen cũ, sau khi xem lễ, Tâm được ghé qua chợ Tânđịnh và tha hồ lựa các món mà Tâm thích như bánhgan với màu như caramel, ngọt đậm đà, bánh da lợnmàu xanh lá dứa, ăn vào dai dai.
Khi Tâm vào trường trung học, má Tâm được đidu học bên Mỹ cùng với hai người bạn đồng nghiệpcũng là giáo sư Anh văn ; anh em Tâm ở nhà vớingoại, trong thời gian đó bỗng nhiên ngoại bị đaunặng, nằm chữa trị ở nhà thương Grall, bốn anh emcòn quá nhỏ chỉ biết trông cậy vào sự chăm lo củangoại. Má thì ở xa, phần vì lo cho mẹ và con còn nhỏdại, Má định bỏ học nửa chừng trở về nhưng haingười bạn là người có đạo nên dẫn má đi nhà thờ cầunguyện cho ngoại qua khỏi cơn bịnh ngặt nghèo. Máhứa mọi chuyện bình yên khi trở về nước thì má sẽ« trở lại đạo ».
Tâm còn nhớ, một hôm ngoại nhận được thư củamá, ngoại vui lắm và gọi bốn anh em Tâm đến :
- Ngoại cho tụi con hay hai tin mừng !
- Tin gì đó ngoại ?
- Má tụi con đã học xong và sắp trở về.
- Chừng nào vậy ngoại. Tụi con có được nghỉ học đilên phi trường đón má không ?
- Dĩ nhiên là tụi con sẽ được nghỉ học ngày đó. Nhưng còn một tin mừng lớn nữa !
- Quà của tụi con phải không ngoại ?
- Má sẽ « vô đạo » cùng với tụi con.
Đối với ngoại là người có đạo thì đó là tin mừng nhưng với anh em Tâm thì cũng không có gìthay đổi. Thế rồi ngày vui hội ngộ đã đến. Hôm đó, ông cậu , em trai thứ tư của ngoại làm « Trườngtiền » ( Kỹ sư) có chiếc xe hơi « Huê kỳ » thật dài vàrất là sang trọng, cùng vói ông cậu Sáu với chiếc xehơi cũng đẹp nhưng Tâm không biết là hiệu gì chỉnhớ là màu xám, nhỏ hơn. Nhờ vậy cả nhà mọingười được lên phi trường đón má vì chuyện đi học ở nước ngoài của má là niềm hãnh diện của gia đình ! Một phụ nữ học giỏi, đi du học ở nước Mỹ, có bằngcấp và thêm một điều vui lớn là má sẽ « vô đạo ». Ông Sáu, em của ngoại sẽ là « Bỏ » (Parrain ) củamá.
Chuyện kỷ niệm « trở lại đạo » của một thời xaxưa, với bao kỷ niệm của thời thơ ấu. Tiếng đọc kinhvới những lời kinh quen thuộc làm cho Tâm như giậtmình nhớ lại và nhìn ngược lại giòng dĩ vãng và tựxét mình, quả thực mình có cuộc sống « ích kỷ ; chỉnghĩ đến mình và cho mình » như lời nguyện đã thaycho mình nói lên được những ý nghĩ thầm kín.
Sau khi tan lễ, trên con đường về, cũng dưới cơnmưa lác đác, với cái lạnh nhè nhẹ. Mùi mưa trộn lẫnvới mùi đất như hướng Tâm trở về với quê hương, với kỷ niệm ngày xưa, ngày ấy như xa xăm, với hìnhảnh ngoại ngồi lần chuỗi mỗi khi anh em Tâm bịbịnh. Mỗi lần muốn tìm lại hình ảnh của ngoại Tâmluôn vào nhà thờ vì ngang qua đó Tâm luôn luôn« gặp lại » ngoại ngang qua lời kinh, ngang qua lànhương trầm của Cha dâng lễ !

DIỄM ĐÀO
(Paris – 05.2006)


Proudly powered by Weebly
  • Home
  • Nhà Bếp Diễm Đào - RECETTES
  • Tranh - Peinture
  • Chuyen Ngan Nouvelles
  • Trước Đèn Xem Sách- Lecture: Coups De Coeur
  • Thơ Văn - Poemes
  • Chuyện của Những Tác Giả Khác Autres Auteurs
  • Góc Vườn Nhỏ - Un Coin de Jardin
  • Đàn Ca Nhạc Cổ Musique Traditionnelle
  • Hình Kỷ Niệm những Năm Học Gia Long- Les Photos a Gia Long
  • Contact
  • Lời Nhận Xét Của Đoc Giả
  • Nhạc Cổ Điển của Theodore Duong - Musique Classique composee par Theodore Duong