Vài kỷ nệm về má tôi
Kỷ niệm là những gì con người còn lưu lại trong tâmtư, ngang qua hình ảnh hay kỷ vật. Những gợi nhớđó đưa con người như được « gặp » những ngườithân dù đã từ giã cỏi dương thế để về một thế giớinào đó. Một thế giới mà chưa có một nền khoa họcnào chứng minh được là hiện hữu hay không ? Kỷniệm nào cũng có những vui buồn lẫn lộn. Tuổi càngcao, con người thường hướng về dĩ vãng để tìm lạinhững hình ảnh của một thời xa xưa.
Tôi lớn lên trong tình thương và lo lắng của ngoại vàmá tôi, biết bao nhiêu kỷ niệm đi liền với tình thươngvà hi sinh của ngoại và má. Nhắc lại không biết bao nhiêu trang giấy cho vừa. Tôi có một niềm ân hận làchưa có thời gian thuận tiện để được bày tỏ tìnhthương, lòng biết ơn cũng như nói lên những lỗi lầmcủa mình với đấng sanh thành.
Những kỷ niệm còn ghi lại trong tâm tư tôi gắn liềnvới hình ảnh mẹ tôi với những hi sinh nho nhỏ nhưngnhững việc làm đó, khi mình còn nhỏ mình khôngnhận thức ra được vì má tôi luôn là ngưòi hi sinh âmthầm, không bao giờ than van và không hề kể côngơn.
Quyển tập đồ :
Má tôi trong chiếc áo dài tha thướt, chân mang đôisandales cao gót màu trắng, đen hay màu tùy theomàu của chiếc áo dài hay tùy theo màu quần. Tóc máuốn ngắn, có lọn. dáng má sang trọng trong nhữngchiếc áo dài có tay phùn vào năm 1952, 1953. Lúc đóchắc là « à la mode ». Mỗi sáng chuẩn bị đi dạy ở trường trung học Nguyễn Thông (tỉnh Vĩnh Long), má chuẩn bị cho tôi những trang đầy chữ má viết, tôisẽ viết đồ lên. Bản chất lười biếng, nên má thườngtreo giải thưởng nếu viết xong thì má cho « mộtđồng ». Tôi còn nhớ vào khoảng năm 1953, lúc còn ở Vĩnh Long, mỗi khi mua xôi giá 5 cắc, thì mình cóthể xé tờ giấy một đồng ra làm hai. Có những hìnhảnh trong thời thơ ấu còn ghi lờ mờ trong ký ức ?
Có lẽ nhờ vào quyển tập đồ chữ viết của má mà ngàynay tôi có nét chữ « đẹp » (!) tựa nét chữ của má ?
Sau khi ba tôi rời quê hương, má cùng ngoại và mấyanh em tôi về quê ngoại nằm trên đường Phan Thanh Giảng, con đường từ Cầu Lộ xuống đến chợ VĩnhLong. Nơi đây có bến xe đò đi các vùng lân cận và điSài Gòn.
Gia đình tôi ở trong căn nhà của bà Cố. Một căn nhàthật rộng. Chung quanh có đất trồng cây ăn trái, nàomận, nhãn, chùm ruột, đu đủ…Ngoài ra chưa kể códàn trầu và cây cao vì cả nhà, bà cố, ngoại và hai bàdì ai cũng ăn trầu.
Những kỷ niệm về gia đình tôi, chỉ là những miếngPuzzel mà tôi cố gắng ghép lại trong trí nhớ vì cónhững điều mà con cái trong gia đình không đượcbiết. Tôi hay quan sát và ghi nhớ những kỷ niệm củatuổi thơ, nhưng đôi khi không biết mình có nhớ vàhiểu đúng những gì liên quan đến gia đình mìnhkhông ? Nhưng dù gì chăng nữa tôi cũng muốn ghilại để chia sẻ cùng anh em, hay con cháu tôi có dịpđọc những điều ghi chép trên trang giấy này ?
Tôi nói sơ qua về lịch sử trường Trung học NguyễnThông là nơi má tôi phụ trách lớp Pháp văn ? Và nóisơ qua về trường Tư thục Long Hồ nằm trên đất củagia đình bên ngoại. Đây chỉ là những ghi nhận cánhân theo cái nhìn của một đứa trẻ sáu tuổi va sauhơn sáu mươi năm tôi đi ngược dòng thời gian để ghilại nhưng tiếc thay ngoại và má tôi không còn nữa đểxác nhận những điều mà tôi nhận thấy đúng haykhông ?
Trước kia, trong miền Nam chỉ có ba trường trunghọc là trường Petrus Ký ở Sài Gòn, trường NguyễnĐình Chiểu ở tỉnh Mỹ Tho, trường Phan Thanh Giảng ở tỉnh Cần Thơ.
Tỉnh Vĩnh Long là đất văn hoá mà lại không cótrường trung học. Con của những gia đình khá giảsau khi tốt nghiệp bằng Tiểu học, thì phải sang học ở Cần Thơ hay Mỹ Tho còn những gia đình nghèo thìcon cái phải nghỉ học sau khi học xong cấp tiểu học.
Nhận thấy chính quyền Pháp không quan tâm đếnnên giáo dục của tỉnh nhà nên Cha Nguyễn NgọcQuang, cha Trần văn Thiện và ông Thanh tra NguyễnVăn Kính họp nhau với sự có mặt của đaị tá Pháp De Castries để kiến nghị lên nhà cầm quyền Pháp trả lạitrường Tiểu học bị Pháp chiếm đóng, xin sửa chữa lạinhà dưỡng lão để thành lập trường Trung học.
Khoảng năm 1948, khu nhà dưỡng lão sửa xong, đếnnăm 1949, trường Cao Tiểu học Vĩnh Long ra đời. Trường chỉ có lớp đê thất. Đến năm 1954 trườngNguyễn Thông mở thêm từ đệ thất đến lớp đê tứ, trường đưọc gọi là trường Trung học đệ nhất cấp vàtrường mang tên là trường Trung học Nguyễn Thông.
Đến năm 1956, trường được dọn về trường tiểu họccủa Pháp, do đại tá De Castries giao lại, được xây cấtvà sửa sang lại. Trường nhìn sang sở Công chánh vàsông Long Hồ.
Đến năm 1958, trường được mở rộng trở thànhtrường Trung học đệ nhị cấp. Năm 1961, có nghịđịnh đổi tên là Tống Phước Hiệp.
Trường Nguyễn Thông là trường bán công. Năm1950, trường trung học tư thục công giáo thứ hai làtrường Nguyễn Trường Tộ. Trường trung học thứ balà trường Lam Sơn. Ngôi trường tư thục thứ tư làtrường tư thục Long Hồ vào năm 1953, hiệu trưởnglà ông Lê Minh Ký.
( viết theo tài liệu tongphuochiep-vinhlong.com. Lịchsử các trường Trung học Vĩnh Long)
Ngôi trường này nằm trên đất nhà của bà cố tôi. Tôinghĩ là trường thuê đất hay thuê nhà của gia đình tôi. Văn phòng của ông Lê văn Ký là một gian trong cănnhà lớn. Những lớp học ngay trong đất nhà, sau câynhãn. Ngay ngõ hẽm vô nhà nhỏ có lớp học. Ngaycửa của văn phòng ông Hiệu trưởng có treo chuông, loại chuông đồng rất nặng, mỗi ngày giờ vô lớp vàgiờ tan lớp có chú Ba, ngày xưa tôi nhớ mọi ngườigọi là chú ba Lẹ, đứng rung chuông báo giờ ra chơivà giờ vô học. Cũng cái chuông này mà ông anh cảtôi ( lúc đó khoảng 8 tuổi ) nhón người lên rungchuông, không ngờ dây treo chuông bị đứt, chuôngrớt ngay đầu, máu ra lênh láng, má tôi chở ông anh đivào nhà thương ở gần chợ.
Những vui buồn, đau ốm bịnh hoạn chúng tôi luônthấy chung quanh mình chỉ có Ngoại và Má thôi. Không biết anh em tôi nghĩ như thế nào về hai đấngsanh thành này, nhưng đó hai hình ảnh mà tôi khôngbao giờ quên được những hi sinh của Ngoại và Má, cho dù con cái và cha mẹ có những quan điểm và suynghĩ bất đồng khi mình lớn lên, nhưng không vì vậymà mình có thề quên được những hi sinh. Vì vậy màmình vẫn cảm thấy ân hận khi mình chưa là tròn haichữ « hiếu đạo » !
Và tôi nhớ cũng như còn nhiều hình ảnh, má và bốnanh em chụp ở sân trường Nguyễn Thông, và ngaytrước lớp của trường Long Hồ, ngõ đi vào nhà bà Cố.
( Hình chụp trong trường Nguyễn Thông…)
Anh em tôi lớn lên trong ngôi nhà này, có bà Cố, bàngoại tôi, cùng hai bà Dì (em của Ngoại không lậpgia đình) hai bà lúc đó được đi học có bằng cấp , bàBảy có bằng Trung học, bà Tám học lớp Dactylo, Sténo, bà ngoại là cô giáo.
Nơi đây chúng tôi có một cuộc sống bình yên, phẳnglặng. Hai ông anh được má ghi tên cho học trườngtiểu học Pháp. Ba tôi ra « chỉ thị » từ nước ngoài làcác con phải học chương trình Việt.
Gia đình chúng tôi dọn lên Sài Gòn. Hai ông anhcũng vất vả một vài năm cuối ở trường Tiểu họctrước khi thi vô trường Petrus Ký, còn tôi và cô em útthì thi vô trường Gia Long.
Chocolat đồng tiền.
Bốn anh em đứng ngay trước cổng nhà nằm trênđường Phan Thanh Giản. Nhiều chiếc xe đò chạyngang, chúng tôi tranh nhau nhìn xem ở cửa sổ xexem có má nhìn ra không. Một, hai , ba chiếc chạyngang qua với tốc độ cũng khá nhanh, từ dốc câu Lộ, đi thẳng xuống chợ Vĩnh Long.
- Má, má, má !
Chúng tôi tranh nhau khi thấy má từ cửa xe. Bốn anhem tôi phóng nhanh chạy về phiá chợ để được leo lênchiếc xe lôi về nhà, và niềm vui là nhận được nhữngmón quà đắc tiền !
Sau này khi tôi có con tôi mới chợt nhận thức rõ rànghơn những hi sinh đó của mẹ mình. Cuộc sống vớikhông gian cách trở, với những khó khăn kinh tếnhưng nói chung là sự ích kỷ của con người, nghĩ đếnbản thân mình mà tôi chưa làm gì cụ thể để gọi là đềnđáp phần nào công ơn nuôi dưỡng của mẹ mình. Bởithế những gì mình có thể làm được dù là bé nhỏ chonhững người mình thương yêu thì phải thực hiệnngay, nếu không mình sẽ phải mang niềm ân hận suốtđời !
Sau khoảng 6 năm ở tỉnh, Má chuẩn bị dọn lên Sàigòn. Lúc đầu má chưa tìm được nhà, nên má đi dạy ởSài gòn, ở đậu nhà dì tôi, mỗi tuần má trở về. Và mỗilần như vậy anh em tôi đều có những món quà nhonhỏ. Món quà in đậm trong lòng tôi là túi chocolat cónhững miếng chocolat hình đồng tiền quan Pháp màuvàng ánh. Vì vậy cho dù ngày nay, chocolat có rấtnhiều hiêu và nhiều mẫu hình khác nhau, nhưng túichocolat hình đồng tiền quan Pháp vẫn là loạichocolat mà tôi thích nhất !
Thời thơ ấu có lẽ là thời kỳ mà con người khó quêncho dù năm tháng trôi qua !
Fromage « Con bò cười »
Nói về lịch sử fromage thì không biết bao nhiêu tranggiấy để hiểu về nguồn gốc của fromage. Từ thời xaxưa cho đến thế kỷ thứ 20, phải nói khi nói đếnfromage thì người ta nghỉ ngay đến nước Pháp là mộtnước nổi tiếng về sản xuất nhiều loại fromage và nổitiếng la fromage ngon trên thế giới. Dĩ nhiên trong đócó fromage « con bò cười » bên cạnh những loạifromages nỏi tiếng như La Maroilles, le Brie, le Neuchatel en Bray, la Camenbert, le Roquefort, le Bleu de Sassenage…
Năm 1962, Tổng thống nước Pháp, Charles de Gaulle có tuyên bố trong một sác lệnh là nước Pháp có 246 loại fromages (site. Androuet.com)
Còn nói về fromage « Con bò cười » phải nói là mộtloại fromage nổi tiếng trên thế giới. Tôi không biếtfromage này đến Việt Nam vào thời điểm nào nhưngkhi tôi được 6 tuổi (1954) là tôi đã biết loại fromage này vì là một trong những món ăn đắc tiền mà má tôiđã gói ghém trong đồng lương hạn hẹp của nhà giáocho anh em chúng tôi được thưởng thức. Theo tài liệuwikipédia thì fromage này được đến những nước Áchâu trong đó có Việt Nam vào năm 1929. Hộp giấycó hình « con bò cưới » màu đỏ dep lủng lẳng haibông tai hình hộp fromage. Thật ra anh em tôi có bao giờ được thấy nguyên hộp đâu.
Chỉ nhớ rằng, mỗi chúa nhật, khi còn ở Tân Định, dùbận rộn đến đâu má cũng ráng luôn luôn cho anh emchúng tôi đi chơi, khi thì đi xem phim diễu mà anhem chúng tôi rất thích là phim hài của Jerry Lewis đóng với Dean Martin. Phim chiếu ở rạp Olympic, gần ngã sáu Sài Gòn mà sau này tôi dọn về ở khunày. Nhưng tất cả đều đổi thay, tuy nhiên mỗi khi đingang qua rạp hát ngày xa xưa với hình ảnh năm mẹcon đèo nhau trên những chiếc xe đạp. Em gái tôiđược ngồi sau lưng xe Solex, ông anh cả đèo tôi saulưng, ông anh thứ ba trên chiếc xe đạp. Năm mẹ con đi từ Tân định, dọc theo con đường Hai bà Trưng, xuyên qua nhiều con đường nhiều ngã tư. Má luônluôn ngoáy ra sau để chờ hai câu con trai. Trước khi đi, má ghé qua hàng bán bánh mì thịt nằm trên vĩađường Hai Bà Trưng và Trần Quang Khải. Thườngthì má mua hai ổ bánh mì nóng dòn và bốn miếngfromage con bò hình tam giác. Bà bánh mì trét miếngfromage theo chiều dọc ổ bánh mì. Mùi fromage trộnlẫn với khúc bánh mì nóng hổi. Chúng tôi vừa đi vừaăn. Hương vị này vẫn chưa phai nên cho dù ngày nayở trên đất Pháp có rất nhiều loại fromage thật ngon vàthật nổi tiếng, nhưng nhà tôi luôn luôn có hộpfromage này. Thỉnh thoảng tôi ăn như ngày xưa vàmỗ
Kỷ niệm là những gì con người còn lưu lại trong tâmtư, ngang qua hình ảnh hay kỷ vật. Những gợi nhớđó đưa con người như được « gặp » những ngườithân dù đã từ giã cỏi dương thế để về một thế giớinào đó. Một thế giới mà chưa có một nền khoa họcnào chứng minh được là hiện hữu hay không ? Kỷniệm nào cũng có những vui buồn lẫn lộn. Tuổi càngcao, con người thường hướng về dĩ vãng để tìm lạinhững hình ảnh của một thời xa xưa.
Tôi lớn lên trong tình thương và lo lắng của ngoại vàmá tôi, biết bao nhiêu kỷ niệm đi liền với tình thươngvà hi sinh của ngoại và má. Nhắc lại không biết bao nhiêu trang giấy cho vừa. Tôi có một niềm ân hận làchưa có thời gian thuận tiện để được bày tỏ tìnhthương, lòng biết ơn cũng như nói lên những lỗi lầmcủa mình với đấng sanh thành.
Những kỷ niệm còn ghi lại trong tâm tư tôi gắn liềnvới hình ảnh mẹ tôi với những hi sinh nho nhỏ nhưngnhững việc làm đó, khi mình còn nhỏ mình khôngnhận thức ra được vì má tôi luôn là ngưòi hi sinh âmthầm, không bao giờ than van và không hề kể côngơn.
Quyển tập đồ :
Má tôi trong chiếc áo dài tha thướt, chân mang đôisandales cao gót màu trắng, đen hay màu tùy theomàu của chiếc áo dài hay tùy theo màu quần. Tóc máuốn ngắn, có lọn. dáng má sang trọng trong nhữngchiếc áo dài có tay phùn vào năm 1952, 1953. Lúc đóchắc là « à la mode ». Mỗi sáng chuẩn bị đi dạy ở trường trung học Nguyễn Thông (tỉnh Vĩnh Long), má chuẩn bị cho tôi những trang đầy chữ má viết, tôisẽ viết đồ lên. Bản chất lười biếng, nên má thườngtreo giải thưởng nếu viết xong thì má cho « mộtđồng ». Tôi còn nhớ vào khoảng năm 1953, lúc còn ở Vĩnh Long, mỗi khi mua xôi giá 5 cắc, thì mình cóthể xé tờ giấy một đồng ra làm hai. Có những hìnhảnh trong thời thơ ấu còn ghi lờ mờ trong ký ức ?
Có lẽ nhờ vào quyển tập đồ chữ viết của má mà ngàynay tôi có nét chữ « đẹp » (!) tựa nét chữ của má ?
Sau khi ba tôi rời quê hương, má cùng ngoại và mấyanh em tôi về quê ngoại nằm trên đường Phan Thanh Giảng, con đường từ Cầu Lộ xuống đến chợ VĩnhLong. Nơi đây có bến xe đò đi các vùng lân cận và điSài Gòn.
Gia đình tôi ở trong căn nhà của bà Cố. Một căn nhàthật rộng. Chung quanh có đất trồng cây ăn trái, nàomận, nhãn, chùm ruột, đu đủ…Ngoài ra chưa kể códàn trầu và cây cao vì cả nhà, bà cố, ngoại và hai bàdì ai cũng ăn trầu.
Những kỷ niệm về gia đình tôi, chỉ là những miếngPuzzel mà tôi cố gắng ghép lại trong trí nhớ vì cónhững điều mà con cái trong gia đình không đượcbiết. Tôi hay quan sát và ghi nhớ những kỷ niệm củatuổi thơ, nhưng đôi khi không biết mình có nhớ vàhiểu đúng những gì liên quan đến gia đình mìnhkhông ? Nhưng dù gì chăng nữa tôi cũng muốn ghilại để chia sẻ cùng anh em, hay con cháu tôi có dịpđọc những điều ghi chép trên trang giấy này ?
Tôi nói sơ qua về lịch sử trường Trung học NguyễnThông là nơi má tôi phụ trách lớp Pháp văn ? Và nóisơ qua về trường Tư thục Long Hồ nằm trên đất củagia đình bên ngoại. Đây chỉ là những ghi nhận cánhân theo cái nhìn của một đứa trẻ sáu tuổi va sauhơn sáu mươi năm tôi đi ngược dòng thời gian để ghilại nhưng tiếc thay ngoại và má tôi không còn nữa đểxác nhận những điều mà tôi nhận thấy đúng haykhông ?
Trước kia, trong miền Nam chỉ có ba trường trunghọc là trường Petrus Ký ở Sài Gòn, trường NguyễnĐình Chiểu ở tỉnh Mỹ Tho, trường Phan Thanh Giảng ở tỉnh Cần Thơ.
Tỉnh Vĩnh Long là đất văn hoá mà lại không cótrường trung học. Con của những gia đình khá giảsau khi tốt nghiệp bằng Tiểu học, thì phải sang học ở Cần Thơ hay Mỹ Tho còn những gia đình nghèo thìcon cái phải nghỉ học sau khi học xong cấp tiểu học.
Nhận thấy chính quyền Pháp không quan tâm đếnnên giáo dục của tỉnh nhà nên Cha Nguyễn NgọcQuang, cha Trần văn Thiện và ông Thanh tra NguyễnVăn Kính họp nhau với sự có mặt của đaị tá Pháp De Castries để kiến nghị lên nhà cầm quyền Pháp trả lạitrường Tiểu học bị Pháp chiếm đóng, xin sửa chữa lạinhà dưỡng lão để thành lập trường Trung học.
Khoảng năm 1948, khu nhà dưỡng lão sửa xong, đếnnăm 1949, trường Cao Tiểu học Vĩnh Long ra đời. Trường chỉ có lớp đê thất. Đến năm 1954 trườngNguyễn Thông mở thêm từ đệ thất đến lớp đê tứ, trường đưọc gọi là trường Trung học đệ nhất cấp vàtrường mang tên là trường Trung học Nguyễn Thông.
Đến năm 1956, trường được dọn về trường tiểu họccủa Pháp, do đại tá De Castries giao lại, được xây cấtvà sửa sang lại. Trường nhìn sang sở Công chánh vàsông Long Hồ.
Đến năm 1958, trường được mở rộng trở thànhtrường Trung học đệ nhị cấp. Năm 1961, có nghịđịnh đổi tên là Tống Phước Hiệp.
Trường Nguyễn Thông là trường bán công. Năm1950, trường trung học tư thục công giáo thứ hai làtrường Nguyễn Trường Tộ. Trường trung học thứ balà trường Lam Sơn. Ngôi trường tư thục thứ tư làtrường tư thục Long Hồ vào năm 1953, hiệu trưởnglà ông Lê Minh Ký.
( viết theo tài liệu tongphuochiep-vinhlong.com. Lịchsử các trường Trung học Vĩnh Long)
Ngôi trường này nằm trên đất nhà của bà cố tôi. Tôinghĩ là trường thuê đất hay thuê nhà của gia đình tôi. Văn phòng của ông Lê văn Ký là một gian trong cănnhà lớn. Những lớp học ngay trong đất nhà, sau câynhãn. Ngay ngõ hẽm vô nhà nhỏ có lớp học. Ngaycửa của văn phòng ông Hiệu trưởng có treo chuông, loại chuông đồng rất nặng, mỗi ngày giờ vô lớp vàgiờ tan lớp có chú Ba, ngày xưa tôi nhớ mọi ngườigọi là chú ba Lẹ, đứng rung chuông báo giờ ra chơivà giờ vô học. Cũng cái chuông này mà ông anh cảtôi ( lúc đó khoảng 8 tuổi ) nhón người lên rungchuông, không ngờ dây treo chuông bị đứt, chuôngrớt ngay đầu, máu ra lênh láng, má tôi chở ông anh đivào nhà thương ở gần chợ.
Những vui buồn, đau ốm bịnh hoạn chúng tôi luônthấy chung quanh mình chỉ có Ngoại và Má thôi. Không biết anh em tôi nghĩ như thế nào về hai đấngsanh thành này, nhưng đó hai hình ảnh mà tôi khôngbao giờ quên được những hi sinh của Ngoại và Má, cho dù con cái và cha mẹ có những quan điểm và suynghĩ bất đồng khi mình lớn lên, nhưng không vì vậymà mình có thề quên được những hi sinh. Vì vậy màmình vẫn cảm thấy ân hận khi mình chưa là tròn haichữ « hiếu đạo » !
Và tôi nhớ cũng như còn nhiều hình ảnh, má và bốnanh em chụp ở sân trường Nguyễn Thông, và ngaytrước lớp của trường Long Hồ, ngõ đi vào nhà bà Cố.
( Hình chụp trong trường Nguyễn Thông…)
Anh em tôi lớn lên trong ngôi nhà này, có bà Cố, bàngoại tôi, cùng hai bà Dì (em của Ngoại không lậpgia đình) hai bà lúc đó được đi học có bằng cấp , bàBảy có bằng Trung học, bà Tám học lớp Dactylo, Sténo, bà ngoại là cô giáo.
Nơi đây chúng tôi có một cuộc sống bình yên, phẳnglặng. Hai ông anh được má ghi tên cho học trườngtiểu học Pháp. Ba tôi ra « chỉ thị » từ nước ngoài làcác con phải học chương trình Việt.
Gia đình chúng tôi dọn lên Sài Gòn. Hai ông anhcũng vất vả một vài năm cuối ở trường Tiểu họctrước khi thi vô trường Petrus Ký, còn tôi và cô em útthì thi vô trường Gia Long.
Chocolat đồng tiền.
Bốn anh em đứng ngay trước cổng nhà nằm trênđường Phan Thanh Giản. Nhiều chiếc xe đò chạyngang, chúng tôi tranh nhau nhìn xem ở cửa sổ xexem có má nhìn ra không. Một, hai , ba chiếc chạyngang qua với tốc độ cũng khá nhanh, từ dốc câu Lộ, đi thẳng xuống chợ Vĩnh Long.
- Má, má, má !
Chúng tôi tranh nhau khi thấy má từ cửa xe. Bốn anhem tôi phóng nhanh chạy về phiá chợ để được leo lênchiếc xe lôi về nhà, và niềm vui là nhận được nhữngmón quà đắc tiền !
Sau này khi tôi có con tôi mới chợt nhận thức rõ rànghơn những hi sinh đó của mẹ mình. Cuộc sống vớikhông gian cách trở, với những khó khăn kinh tếnhưng nói chung là sự ích kỷ của con người, nghĩ đếnbản thân mình mà tôi chưa làm gì cụ thể để gọi là đềnđáp phần nào công ơn nuôi dưỡng của mẹ mình. Bởithế những gì mình có thể làm được dù là bé nhỏ chonhững người mình thương yêu thì phải thực hiệnngay, nếu không mình sẽ phải mang niềm ân hận suốtđời !
Sau khoảng 6 năm ở tỉnh, Má chuẩn bị dọn lên Sàigòn. Lúc đầu má chưa tìm được nhà, nên má đi dạy ởSài gòn, ở đậu nhà dì tôi, mỗi tuần má trở về. Và mỗilần như vậy anh em tôi đều có những món quà nhonhỏ. Món quà in đậm trong lòng tôi là túi chocolat cónhững miếng chocolat hình đồng tiền quan Pháp màuvàng ánh. Vì vậy cho dù ngày nay, chocolat có rấtnhiều hiêu và nhiều mẫu hình khác nhau, nhưng túichocolat hình đồng tiền quan Pháp vẫn là loạichocolat mà tôi thích nhất !
Thời thơ ấu có lẽ là thời kỳ mà con người khó quêncho dù năm tháng trôi qua !
Fromage « Con bò cười »
Nói về lịch sử fromage thì không biết bao nhiêu tranggiấy để hiểu về nguồn gốc của fromage. Từ thời xaxưa cho đến thế kỷ thứ 20, phải nói khi nói đếnfromage thì người ta nghỉ ngay đến nước Pháp là mộtnước nổi tiếng về sản xuất nhiều loại fromage và nổitiếng la fromage ngon trên thế giới. Dĩ nhiên trong đócó fromage « con bò cười » bên cạnh những loạifromages nỏi tiếng như La Maroilles, le Brie, le Neuchatel en Bray, la Camenbert, le Roquefort, le Bleu de Sassenage…
Năm 1962, Tổng thống nước Pháp, Charles de Gaulle có tuyên bố trong một sác lệnh là nước Pháp có 246 loại fromages (site. Androuet.com)
Còn nói về fromage « Con bò cười » phải nói là mộtloại fromage nổi tiếng trên thế giới. Tôi không biếtfromage này đến Việt Nam vào thời điểm nào nhưngkhi tôi được 6 tuổi (1954) là tôi đã biết loại fromage này vì là một trong những món ăn đắc tiền mà má tôiđã gói ghém trong đồng lương hạn hẹp của nhà giáocho anh em chúng tôi được thưởng thức. Theo tài liệuwikipédia thì fromage này được đến những nước Áchâu trong đó có Việt Nam vào năm 1929. Hộp giấycó hình « con bò cưới » màu đỏ dep lủng lẳng haibông tai hình hộp fromage. Thật ra anh em tôi có bao giờ được thấy nguyên hộp đâu.
Chỉ nhớ rằng, mỗi chúa nhật, khi còn ở Tân Định, dùbận rộn đến đâu má cũng ráng luôn luôn cho anh emchúng tôi đi chơi, khi thì đi xem phim diễu mà anhem chúng tôi rất thích là phim hài của Jerry Lewis đóng với Dean Martin. Phim chiếu ở rạp Olympic, gần ngã sáu Sài Gòn mà sau này tôi dọn về ở khunày. Nhưng tất cả đều đổi thay, tuy nhiên mỗi khi đingang qua rạp hát ngày xa xưa với hình ảnh năm mẹcon đèo nhau trên những chiếc xe đạp. Em gái tôiđược ngồi sau lưng xe Solex, ông anh cả đèo tôi saulưng, ông anh thứ ba trên chiếc xe đạp. Năm mẹ con đi từ Tân định, dọc theo con đường Hai bà Trưng, xuyên qua nhiều con đường nhiều ngã tư. Má luônluôn ngoáy ra sau để chờ hai câu con trai. Trước khi đi, má ghé qua hàng bán bánh mì thịt nằm trên vĩađường Hai Bà Trưng và Trần Quang Khải. Thườngthì má mua hai ổ bánh mì nóng dòn và bốn miếngfromage con bò hình tam giác. Bà bánh mì trét miếngfromage theo chiều dọc ổ bánh mì. Mùi fromage trộnlẫn với khúc bánh mì nóng hổi. Chúng tôi vừa đi vừaăn. Hương vị này vẫn chưa phai nên cho dù ngày nayở trên đất Pháp có rất nhiều loại fromage thật ngon vàthật nổi tiếng, nhưng nhà tôi luôn luôn có hộpfromage này. Thỉnh thoảng tôi ăn như ngày xưa vàmỗ